Campuchia thừa nhận không muốn làm Trung Quốc khó chịu và Campuchia cần phải giữ quyền lợi quốc gia. Tuy nhiên, chuyên gia Thái Lan đánh giá Campuchia không thể tự nhận trung lập trong vụ tranh chấp Biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia thừa nhận gì về tuyên bố chung ASEAN?

Trung Trực | 30/07/2016, 13:30

Campuchia thừa nhận không muốn làm Trung Quốc khó chịu và Campuchia cần phải giữ quyền lợi quốc gia. Tuy nhiên, chuyên gia Thái Lan đánh giá Campuchia không thể tự nhận trung lập trong vụ tranh chấp Biển Đông.

Báo Cambodia Daily(Campuchia) ngày 30.7 đưa tintại mộtcuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Campuchia tại Phnom Penh, Bộ trưởngNgoại giao Prak Sokhonn phân trầncác nhà ngoại giao và giới truyền thông đãcáo buộc sai rằng vì bị Campuchia ngăn chặn nên hội nghị Bộ trưởng NgoạigiaoASEAN trong hai ngày 24.7 và 25.7ở Lào đã ra tuyên bố chung khôngnói đếnphán quyết của Tòa Trọng tài.

Ông biện bạch rằngviệc nói đến phán quyết trọng tàitrong tuyên bố chung ASEAN sẽ khiến Trung Quốc khó chịu một cách không cần thiết.

Ông nói: “Nếu chúng ta viết về phán quyết đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ bác bỏ. Điều gì sẽ xảy ra? Tình hình sẽ càng nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy hiểm ở khu vực này”.

Ông ghi nhận: “Tình hình Biển Đông xuống cấp nhất là sau khi phán quyết đã khiến vài nước tuyên bố họ chiến thắng, một vài nước khác lạituyên bố bác bỏ phán quyết”.

Bộ trưởngNgoại giaoPrak Sokhonn giải thích:“Tôi không muốn nói đến những vấn đề nội bộ của ASEAN nhưng Campuchia đã phải chịu đựng nhiều bất công. Họ tố cáo chúng ta gây cản trở vì họ có những quan tâm riêng, nhưng Campuchia cũng cần bảo vệ quyền lợi quốc gia”.

Ông còn công kích giới truyền thông đưa tin về tuyên bố chung ASEAN.

Ông nói có một bài báo chạy tít ởtrang nhất “Campuchia khiển trách Philippines” nhằmám chỉ đếnbài viết “Bộ Ngoại giao trách mắng Manila” của báo Phnom Penh Post củaCampuchia số ra ngày 28.7.

Bài báo dẫn tuyên bố của ông Chum Sounry, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia, rằng chính Philippines đã yêu cầu không nêu phán quyết trọng tài trong tuyên bố chung ASEAN.

Bộ trưởngNgoại giaoPrak Sokhonngiải thích: “Thực tế thì chúng tôi không quở trách Philippines. Chúng tôi chỉ cảm ơn Philippines đã góp phần duy trì tinh thần đoàn kết vàthống nhất của ASEAN”.

Ngày 26.7, hãng tin Kyodo (Nhật) dẫn lời một nhà ngoại giao Campuchia đề nghị giấu tên phát biểu từLào: Lẽ ra các nước thành viên ASEAN phải cảm ơn Campuchia có công “làm Trung Quốc hài lòng” với ASEAN.

Ông Sokhonn biện hộ điều ông gọi là “tính độc lập và trung lập” của Campuchia trongtình hình căng thẳng.

Ông giải thích Trung Quốc viện trợ gói hơn 500 triệu USD (sau khi Tòa Trọng tài công bốphán quyết) không hề liên quan quan điểm của Campuchia.

Ông khẳng định: “Campuchia không được hưởng lợi từ việc ủng hộ bất kỳ ai. Chúng tôi chỉ muốn trung lập”.

BáoCambodia Daily(Campuchia) ghi nhận bất chấp khẳng định của Bộ trưởngNgoại giao Sokhonn,Chủ nhiệm Viện nghiên cứu quốc tế vàan ninhthuộc Đại học Chulalongkorn (Bangkok)Thitinan Pongsudhirak đánh giáCampuchia không thể tự nhận là một bên trung lập trong vụ tranh chấp Biển Đông.

Trong thư điện tửgửi báoCambodia Daily hôm 29.7, ông viết: “Tính trung lập chỉ tương đối. Campuchia không thể trung lập cùng lúc với cả Trung Quốc lẫn ASEAN”.

Ông Pongsudhirak cũng nêu phán quyết trọng tài trong tương lai sẽ có thể tác động đến quan hệ giữa Campuchia với khối ASEAN.

Ông giải thích: “Phán quyết và tình hìnhphân hóa của ASEAN sẽ khiến quan hệ ASEAN căng thẳng hơn, dễ xảy ra cãi nhau, nhất là khi Campuchia có quan hệ với các thành viên lớn có tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Philippines và Việt Nam”.

Ngày 12.7,Tòa Trọng tài đã công bố phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông vớikhẳng định “đường 9 đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Trung Trực (theo Cambodia Daily)

Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia thừa nhận gì về tuyên bố chung ASEAN?