“Trong lúc chờ kết luận của các cơ quan chức năng, chúng ta nên bình tĩnh, thận trọng, tránh suy diễn. Theo đó phải tuân thủ pháp luật, tránh những hành vi khiêu khích, không nên dùng hacker của chúng ta để tấn công nước này hay nước khác” – Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: ‘Không nên dùng hacker để khiêu khích, trả đũa’

Trí Lâm | 03/08/2016, 05:57

“Trong lúc chờ kết luận của các cơ quan chức năng, chúng ta nên bình tĩnh, thận trọng, tránh suy diễn. Theo đó phải tuân thủ pháp luật, tránh những hành vi khiêu khích, không nên dùng hacker của chúng ta để tấn công nước này hay nước khác” – Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết.

Còn nhiều cuộc tấn công khác trong tương lai

Nói trước báo giới trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 tổ chức ngày 2.8, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, về vụ hacker tấn công mạng của một số hãng hàng không Việt Nam, gây ngưng trệ tại 2 sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất ngày 29.7vừa qua, trước thời điểm bịtấn công, Cục An toàn thông tin của Bộ Thông tin -Truyên thông đã gửi cảnh báo. Khi xảy ra sự việc, Bộ Thông tin - Truyền thông đã cử ngay cán bộ kỹthuật xuống cùng với Hãng Hàng không quốc gia, các doanh nghiệp khác xử lý sự cố.

Theo ông Tuấn, cho đến chiều qua 1.8, tất cả máy móc ở sân bay đã hoạt động lại bình thường. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã ban hành kịp thời các văn bản gửi các bộngành, địa phương, các tổng công ty nhắcchú trọng công tác an toàn thông tin.

“Sự cố này cho thấy chúng ta cần tăng cường các biện pháp an toàn thông tin. Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản, đề án để có phương hướng đảm bảo an toàn thông tin trong giai đoạn tới. Các cơ quan liên quan khi triển khai cần kết hợp hài hòa các công việc như đầu tư xây dựng trang thiết bị, ban hành các quy trình quản lý, thựa hành diễn tập ứng phó sự cố” – Bộ trưởng Tuấn cho hay.

Cũng theo ông Tuấn, trong thời đại thông tin như hiện nay, không thể chắc chắn rằng cuộc tấn công như thế còn diễn ra nữa hay không và cũng không chắc chắn có thể ngăn chặn triệt để những cuộc tấn công trong không gian mạng. Trong tương lai, nguy cơ xảy ra những cuộc tấn công như thế ngày càng cao và liên quan đến nhiều nguyên nhân phức tạp khác nên không thể có được sự an toàn tuyệt đối.

Do đó, theo ông Tuấn, Việt Nam cần phải đầu tư cả con người và kỹthuật để đảm bảo an toàn thông tin.

Người đứng đầu Bộ Thông tin - Truyền thông cho rằng trong vụ việc vừa qua,thông điệp của hacker đưa ra có mang yếu tố chính trị. Về nguyên tắc phải tìm ra thủ phạm mới có đầy đủ bằng chứng kết tội, nhóm kacker 1937CN cũng đã bác bỏ sự liên quan. Cho nên, để tìm ra được nguyên nhân thì cần phải có sự điều tra kỹ lưỡng.

“Trong lúc chờ kết luận của các cơ quan chức năng, chúng ta nên bình tĩnh, thận trọng, tránh suy diễn. Chúng ta phải tuân thủ pháp luật, tránh những hành vi khiêu khích, không nên dùng hacker của chúng ta để tấn công nước này hay nước khác. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta” – ông Tuấn khuyến cáo.

Nhiệm vụ lúc này, theo ông Tuấn, là cần tăng cường năng lực hơn nữa để có thể phòng được những tai nạn thông tin như vừa rồi.

Doanh nghiệpviễn thông đôi khi cần hy sinh lợi nhuận

Tiếp tục trả lời phóng viên về việc hạ tầng viễn thông của Việt Nam có phụ thuộc nhiều vào thiết bị của Trung Quốc, trong khi thế giới rất dè chừng và lên tiếng cáo buộc việc cài cắm thiết bị, ông Trương Minh Tuấn cho biếtkhông thể bảo đảm an toàn thông tin nếu chúng ta phụ thuộc công nghệ vào một doanh nghiệp nào đó.

“Có thực trạng các nhà mạng của Việt Nam sử dụng thiết bị của Trung Quốc và một số sản phẩm trong đó có lỗ hổng, nhiều thiết bị ăn cắp thông tin, xâm phạm quyền riêng tư… Việc này cũng do rất nhiều nguyên nhân như: hoàn cảnh lịch sử để lại, do chính sách, chiến lược ban đầu chưa đồng bộ, do công tác đấu thầu còn hạn chế, nhất là về giá thành trong khi doanh nghiệp Trung Quốc rất nhạy bén và linh hoạt…” – ông Tuấn cho hay.

Theo đó, mặc dù có những rào cản nhưng một số hãng Trung Quốc vẫn đang vượt lên, trở thành các hãng đứng đầu về công nghệ của Trung Quốc và nhiều doanh nghiệp códoanh thu lớn trên thế giới.

Theo ông Tuấn, về luật chúng ta chưa thể cấm, không thể có sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, chúng tasẽ có yêu cầu cụ thể, rà soát và có đánh giá kỹlưỡng hơn trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với các lĩnh vực quan trọng.

“Đề nghị các doanh nghiệp viễn thông ngoài nhiệm vụ kinh doanh thì đôi khi, trong trường hợp cần thiết cũng cần hysinh lợi ích doanh nghiệp, đặt lợi ích quốc gia lên hàngđầu để bảo vệ an toàn thông tin trong thời đại mới” – Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: ‘Không nên dùng hacker để khiêu khích, trả đũa’