Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, việc phát triển nhà ở xã hội (NOXH), giúp người dân có nhà không chỉ là việc của bộ xây dựng và để giải ngân nhanh gói 30.000 tỉ ưu đãi thì cần sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các địa phương.

Bộ trưởng Xây dựng: Gói 30.000 tỷ không phải để cứu bất động sản...

Một Thế Giới | 12/03/2014, 17:08

Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, việc phát triển nhà ở xã hội (NOXH), giúp người dân có nhà không chỉ là việc của bộ xây dựng và để giải ngân nhanh gói 30.000 tỉ ưu đãi thì cần sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các địa phương.

Tại hội thảo Nhà ở xã hội ngày 12.3 do Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) đứng ra tổ chức, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, nhà ở là một nhu cầu cần thiết nhưng để cải thiện được nhà ở cho người dân là điều rất khó khi giá nhà ở hiện nay còn cao so với thu nhập của người lao động.
"Chính phủ đã có chính sách hết sức ưu đãi đó là dành gói tín dụng để hỗ trợ cho người dân vay với lãi suất thấp nhưng đó là những người khó khăn về nhà ở, thu nhập trung bình và thấp không có điều kiện tiếp cận với nhà ở theo cơ chế thị trường. Gói này không phải là để cứu bất động sản, mà gói này ở ngân hàng, và ngân hàng có trách nhiệm giải quyết. Bộ Xây dựng cùng với Ngân hàng đang tích cực đề ra những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, để giải ngân nhanh..." ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, việc này không chỉ là việc riêng của bộ xây dựng cho nên rất mong muốn để làm được việc phát triển nhà ở xã hội, rồi để giải ngân nhanh gói tín dụng hỗ trợ ưu đãi thì cần sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các địa phương, vì tất cả các dự án phát triển nhà ở xã hội đều ở địa phương thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương quyết định để người dân có điều kiện tiếp cận với nhà ở xã hội.
Báo cáo tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện cả nước có hơn 3 triệu m2 sàn chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1991 với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống.
Trong đó, tính riêng Hà Nội hiện đang có khoảng 23 khu chung cư cũ từ 4 đến 5 tầng với diện tích sàn khoảng 1 triệu m2 với trên 30.000 hộ và 10 khu nhà ở thấp tầng.
Tại TP.HCM con số này là là 6 khu chung cư tập trung và nhiều nhà chung cư lẻ nằm rải rác trong 12 quận nội thành. Tính riêng các khu chung cư cũ bị hư hỏng nặng tại TP này là là hơn 0,4 triệu m2 với khoảng 10.000 hộ dân hiện đang sinh sống.
Hiện tại tổng quỹ nhà ở trên toàn quốc vào khoảng 1.790 triệu m2. Nếu tính theo khu vực thì con số này tại các khu vực đô thị là gần 690 triệu m2 trong khi đó khu vực nông thôn là gần 1.100 triệu m2…
"Nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp hiện nay khoảng 282.000 căn. Trong giai đoạn 2013 – 2015, nhu cầu tăng thêm khoảng 66.000 căn. Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhu cầu tăng thêm 84.000 căn. Như vậy, tổng nhu cầu từ nay đến năm 2020 là khoảng 432.000 căn tương đương khoảng 17,28 triệu m2"- ông Hà cho biết.
Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Xây dựng: Gói 30.000 tỷ không phải để cứu bất động sản...