Các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM cho rằng Bảo hiểm xã hội không chi tiền bảo hiểm y tế một cách kịp thời, khiến các bệnh viện gặp khó khăn về tài chính, nhất là trong điều kiện nhiều bệnh viện phải tự chủ tài chính. Số tiền bảo hiểm y tế đang nợ ở mỗi bệnh viện là rất lớn, lên đến hàng trăm tỉ đồng, thậm chí cả nghìn tỉ đồng.

Bộ trưởng y tế: 'Một quốc gia văn minh không thể có bệnh viện khám 8 nghìn bệnh nhân/ngày'

Hồ Quang | 13/08/2018, 22:54

Các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM cho rằng Bảo hiểm xã hội không chi tiền bảo hiểm y tế một cách kịp thời, khiến các bệnh viện gặp khó khăn về tài chính, nhất là trong điều kiện nhiều bệnh viện phải tự chủ tài chính. Số tiền bảo hiểm y tế đang nợ ở mỗi bệnh viện là rất lớn, lên đến hàng trăm tỉ đồng, thậm chí cả nghìn tỉ đồng.

Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ trở thành một tập đoàn

Chiều 13.8 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi làm việc với Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM về tình hình hoạt động của những bệnh viện trên. Tại đây, Bộ trưởng đã tìm hiểu vềcải tiến chất lượng khám chữa bệnh; tình hình hoạt động tài chính; phát triển nguồn nhân lực; đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế hướng đến sự hài lòng người bệnh; xây dựng bệnh viện xanh-sạch-đẹp...

Theo Bệnh viện Đại học Y Dược, hiện bệnh viện này đang trong tình trạng quá tải, mỗi ngày bệnh nhân đến khám, điều trị từ 8 nghìn đến 8,5 nghìn lượt. Trong đó, lượng bệnh nhân ngoại trú được hưởng bảo hiểm y tế chiếm 10%, còn 90% không có bảo hiểm y tế; điều trị nội trú chiếm80% bệnh nhân có bảo hiểm y tế (cả trúng tuyến và trái tuyến), 20%còn lại không có bảo hiểm y tế.

Tổng doanh thu mỗi năm của bệnh viện hơn 4 nghìn tỉ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2018 tổng doanh thu được trên 2,1 nghìn tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy, thu nhập bình quântrong6 tháng đầu năm 2018 của cán bộ, nhân viên bệnh viện là 26 triệu đồng/tháng,tăng hơn so với năm 2017 là 4 triệu đồng mỗi tháng.

PSG.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM) cho biết để đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh trong điều kiện bệnh nhân quá tải như hiện nay, bệnh viện đã cải tiến chất lượng bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin hướng đến bệnh viện thông minh. Trong đó, bệnh viện tổ chức đăng ký khám, chữa bệnh tự động; đăng ký khám trước giờ khám 25 phút đến 30 phút; thanh toán tiền khám, chữa bệnh qua thẻ quẹt;bệnh nhân khám từ 2 chuyên khoa trở lên sẽ chặn những thuốc có cùng hoạt chất... đã góp phần rút ngắn thời gian trong việc khám và điều trị bệnh của mỗi bệnh nhân.

Trong khi đó, tại Bệnh viện ChợRẫy, số lượt bệnhnhânkhám, điều trị trung bình mỗi ngày hiện trên 5,4 nghìn lượt với số giường bệnh thực tế là 2.727 giường.

Theo PSG.TS.BS Nguyễn Trường Sơn - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, trong những năm gần đây, mỗi năm tổng thu nhập của bệnh viện này đều tăng nên thu nhập của cán bộ, nhân viên y tế ở đây cũng được tăng lên đáng kể.

Tổng doanh sốcủa bệnh viện trong 6 tháng đầu năm 2018 là trên 2,7 nghìn tỉ đồng, trong khi đó cùng kỳ chỉ có hơn 2,3 nghìn tỉ đồng. Nếu như trong 6 tháng đầu năm 2017, thu nhập bình quân mỗi tháng của cán bộ, nhân viên bệnh viện chỉ hơn 15 triệu đồng thì trong 6 tháng đầu năm 2018 này thu nhập mỗi tháng của cán bộ nhânviên lên ở đây đến gần 17 triệu đồng.

Ông Sơn cho biết trong đề án đổi mới tự chủ hoàn toàn từ năm 2018 đến năm 2021, bệnh viện sẽ có thêm 14 đơn vị mới thành lập. Trong năm 2018 này, bệnh viện sẽ có thêm từ 1 đến 5 phó giám đốc và từ năm 2019 đến 2021 sẽ có thêm từ 1 đến 7 phó giám đốc. Đặc biệt, bệnh viện sẽ hình thành Tập đoàn Bệnh viện Chợ Rẫy.

“Cơ cấu của chúng tôi sẽ theo mô hình là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, đứng đầu đơn vị sẽ là Đảng ủy Tập đoàn Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh viện sẽ có tổng giám đốc tập đoàn và dưới đó sẽ có 3 phó tổng giám đốc. Trong đó, 1 phó tổng giám đốc điều hành Bệnh viện Chợ Rẫy, 1 phó tổng giám đốc điều hành Bệnh viện Chợ Rẫy Việt - Nhật và 1 phó tổng giám đốc điều hành kinh tế tập đoàn”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn trong các đề án phát triển nguồn nhân lực của bệnh viện cóđề án “tuyển dụngvà đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho dự án Bệnh viện Chợ Rẫy Hữu nghị Việt - Nhật, Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở 2 với 1.000 giường bệnh và Đề án đổi mới cơ chế hoạt động hướng đến tự chủ hoàn toàn của Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2021 đến 2025.

Các bệnh viện vàchuyện nợ bảo hiểm y tế

Điều đáng nói, trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thi Kim Tiến,cả 2 bệnh viện trên đều tỏ ra rất bức xúc với tình trạng Bảo hiểm xã hội đang nợ một khoản tiền bảo hiểm y tế khổng lồ.

Ngay như Bệnh viện Đại học Y Dược - một bệnh viện có rất ít bệnh nhân đến khám và điều trị bảo hiểm y tế,ngoại trú chỉ có 10% bảo hiểm y tế; còn nội trú được 80% nhưng phần lớn là trái tuyến chỉ được hưởng 40% bảo hiểm y tế nhưng theo PSG.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc hiện Bảo hiểm xã hội đang nợ bảo hiểm y tế của bệnh viện này lên đến hơn 100 tỉ đồng.

Tuy nhiên, bức xúc nhất về chuyện nợ bảo hiểm y tế chính là Bệnh viện Chợ Rẫy.Ông Sơn cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018 vừa qua, bệnh viện đề nghị Bảo hiểm xã hội quyết toán bảo hiểm y tế 1.551,7 tỉ đồng, nhưng bảo hiểm xã hội chỉ mới tạm ứng được 1.221,6 tỉ đồng, còn nợ 319 tỉ đồng.

“Có thể cho rằng 6 tháng đầu năm 2018 mới vừa đi qua, Bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán sau, nhưng đến nay tiền bảo hiểm y tế của năm 2017 vẫn còn nợ là điều khó có thể chấp nhận nhận. Trong năm 2017, Bảo hiểm xã hội còn nợ bảo hiểm y tế của bệnh viện lên đến 597,7 tỉ đồng. Như vậy, tính cả số tiền bảo hiểm y tế nợ trong 6 tháng đầu năm 2018 vừa qua thì đến thời điểm này Bảo hiểm xã hội còn nợ tiền bảo hiểm y tế của bệnh viện lên đến 916,7 tỉ đồng. Trong khi nguồn thu bảo hiểm y tế chiếm 65% nguồn thu khám, chữa bệnh của bệnh viện, nếu nợ như thế bệnh viện sẽ rất khó để có thể xoay sở trong việc khám, điều trị”, ông Sơn chia sẻ.

Chia sẻ với các bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao các bệnh viện đã nỗ lực trong lực trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh;tự chủ tài chính...

Tuy nhiên Bộ trưởng Tiến lưu ý Bệnh viện Đại học Y Dược về tình trạng quá tải và đề nghị bệnh viện này có phương án xử lý. Bộ trưởng gợi ý bệnh viện nên mở những vệ tinh của mình tại các bệnh viện tuyếnquận - huyện ở TP.HCM hoặc các bệnh viện ở những tỉnh, thành khác; đồng thời xây dựng thêm cơ sở mới.

Người đứng đầu ngành y tế cho rằng không phải bệnh viện có nhiều bệnh nhân đến khám, chữa bệnh là tốt. Một đất nước văn minh không thể có một bệnh viện có tới 8 nghìn lượt bệnh nhân đến khám, điều trị mỗi ngày.

“Các bệnh viện cần phải chủ động chuyển bệnh nhân ngoại trú, nội trú về tuyến dưới, không thể để những bệnh đau đầu, sổ mũi lại lên tuyến trên khám, điều trị như thế. Đối với những bệnh nhân tái khám có cùng phácđồ điều trị như trước thì nên chuyển bệnh nhân về bệnh viện địa phương để điều trị tiếp”, bà Tiến đề nghị.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng y tế: 'Một quốc gia văn minh không thể có bệnh viện khám 8 nghìn bệnh nhân/ngày'