Chiều 30.11, xác nhận với báo điện tử Một Thế Giới, ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết cơ quan này vừa có văn bản kết luận việc kiểm tra Thông tư 58 của Bộ Giao thông Vận tải về quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Bộ Tư pháp: Quy định buộc đổi bằng lái xe không có cơ sở pháp lý

Trí Lâm | 30/11/2016, 21:41

Chiều 30.11, xác nhận với báo điện tử Một Thế Giới, ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết cơ quan này vừa có văn bản kết luận việc kiểm tra Thông tư 58 của Bộ Giao thông Vận tải về quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Kết luận này liên quan trực tiếp tới quy định tại Điều 57 của Thông tư 58 quy định về lộ trình chuyển đổi giấy phép lái xe từ vật liệu giấy bìa sang vật liệu PET.

Theo lộ trình thời điểm chuyển đổiđối vớiGiấy phép lái xe ô tô và giấy phép lái xe hạng A4 trước ngày 31.12.2016; Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3) phải trước ngày 31.12.2020. Sau 6 tháng theo lộ trình chuyển đổi này mà người có giấy phép lái xe bằng giấy bìa không chuyển đổi sẽ phải sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại giấy phép lái xe.

Qua rà soát, đối chiếu với các quy định hiện hành, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định quy định trên của Bộ Giao thôngVận tải không có cơ sở pháp lý, không bảo đảm tính thống nhất và tính hợp pháp để ra quy địnhnày.

Do đó, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã có văn bản gửi Bộ Giao thôngVận tải đề nghị, trong trường hợp thật sự cần thiết phải chuyển đổi những giấy phép lái xe không thời hạn hoặc còn thời hạn sử dụng bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET để thuận lợi cho quản lý thì Nhà nước chỉ nên khuyến khích và cần có cơ chế hỗ trợ thủ tục, chi phí chuyển đổi cho người dân.

Đồng thời, cơ quan này cũng đề nghị Bộ Giao thôngVận tải rà soát lại quy định và xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan.

Vừa qua quy định nàybắt buộc phải đổi giấy phép lái xe từ giấy bìa sang vật liệu PET đã gây xôn xao dư luận. Đã xuất hiện cảnh người dân “rồng rắn” xếp hàng chờ đổi thẻ. Đáng nói, việc đổi thẻ này người dân phải mất phí.

Trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - cho hay, việc ban hành Thông tư 58 với quy định về đổi GPLX từ vật liệu giấy sang vật liệu nhựa (PET) trước đó đã được lấy ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp đồng ý thì Thông tư này mới được ban hành.

Theo ông Huyện, việc khuyến khích người dân chuyển đổi GPLX sang vật liệu mới để quản lý đồng bộ trên công nghệ mới, GPLX vật liệu PET được mã hóa nên có khả năng chống làm giả tuyệt đối, vì vậy đổi GPLX sang vật liệu PET là để chống việc làm giả GPLX bằng vật liệu giấy. Trong Thông tư không quy định việc xử phạt đối với người chưa đổi GPLX.

“Chúng tôi cũng đang sửa đổi Thông tư 58, trong đó bãi bỏ quy định phải thi lại lý thuyết đối với người có GPLX chưa chuyển đổi vật liệu, hiện chủ trương này đã được thống nhất và Thông tư 58 sửa đổi sẽ được ban hành trong tháng 12.2016” - ông Huyện khẳng định.

Cũng theo ông Huyện, tính đến ngày 31.8.2016, đối với ô tô đã cấp là 5.299.604 GPLX trên cả nước, đến nay đã đổi sang vật liệu PET là 4.996.540 GPLX, còn 300.000 GPLX theo lộ trình sẽ đổi xong khi đến hạn 31.12.2016.

Ông Huyên cho biết, hiện nay, một bộ phận người dân đang nhầm lẫn về thời hạn đổi GPLX của ô tô và xe máy.

Hạn đổi GPLX của ô tô là 31.12.2016 và mô tô là 31.12.2020. Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cũng đề nghị người dân cập nhật đầy đủ thông tin để tránh việc đổ xô đi đổi GPLX.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Tư pháp: Quy định buộc đổi bằng lái xe không có cơ sở pháp lý