Hiện vẫn chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định của luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng đề nghị cấp thêm 3.000 tỉ đồng phát triển nhà ở xã hội

Infonet | 31/05/2018, 13:06

Hiện vẫn chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định của luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Infonet ngày 30.5 đưa tin trong văn bản số 1248/BXD-QLN gửi Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung vốn tín dụng cho lĩnh vực nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho biết đã nhận được một số ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cử tri, kiến nghị Nhà nước sớm bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách để tiếp tục cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội đang bị ách tắc, cũng như sớm tạo điều kiện cho người nghèo được vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Theo đó, Bộ Xây dựng kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Cụ thể là việc bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỉ đồng để thực hiện cho giai đoạn đến năm 2020. Cấp cho các tổ chức tín dụng theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 9716/NHNN-TCKT ngày 21.12.2016 để bù lãi suất cho vay trong năm 2018 là 3.431 tỉ đồng.

Bộ nhận định việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội từ thời điểm này đến năm 2020 và tầm nhìn đến2030tiến triển rất chậm, nhiều khó khăn, ách tắc. Nguyên nhân chính là lượng vốn ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2018-2020 là 1.262 tỉđồng/9.000 tỉđồng chỉ đáp ứng khoảng 13% so với yêu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Riêng năm 2018 Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ được giao 500 tỉđồng nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được giải ngân. Theo quy định, với số vốn được giao 500 tỉđồng thì Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ huy động thêm được 500 tỉđồng để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội và chỉ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân.

Trong khi đó, nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội thì đến nay vẫn chưa được bố trí. Bên cạnh đó, không có nguồn vốn để tiếp tục cho vay sau khi gói tín dụng 30.000 tỉđồng theo quy định tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7.1.2013 của Chính phủ đã giải ngân hết vào cuối tháng 12.2016.

Báo cáo của các địa phương cho thấy hiện có 206 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn hộ, tổng diện tích khoảng 8.435.000 m2 đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công, trong đó có một số chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội có nhu cầu xin chuyển đổi sang dự án nhà ở thương mại; số lượng nhà ở xã hội hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây rất hạn chế.

Chính quyền tại một số địa phương vẫn còn chưa quan tâm đến việc phát triển nhà ở xã hội, chủ đầu tư cũng chưa chủ động đầu tư xây dựng loại nhà ở có diện tích nhỏ, giá thấp; cơ cấu nguồn cung căn hộ nhà ở bị mất cân đối, các hộ nghèo, thu nhập thấp không đủ khả năng và điều kiện để cải thiện chỗ ở.

Trong các nguyên nhân trên, việc không bố trí được nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định của luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là nguyên nhân chủ yếu, Infonet dẫn lại nội dung văn bản của Bộ Xây dựng.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp trong tháng 5
Tại chỉ thị mới, Thủ tướng yêu cầu tháng 5.2024 Bộ Công Thương phải trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Xây dựng đề nghị cấp thêm 3.000 tỉ đồng phát triển nhà ở xã hội