Bộ Y tế vừa có công văn “bác” lại 2 công văn của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Bộ Y tế cho rằng cả 2 công văn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là không thiết thực, chưa đầy đủ, gây khó khăn cho các cơ sơ khám chữa bệnh.

Bộ Y tế ‘bác’ 2 công văn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Hồ Quang | 25/02/2019, 17:24

Bộ Y tế vừa có công văn “bác” lại 2 công văn của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Bộ Y tế cho rằng cả 2 công văn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là không thiết thực, chưa đầy đủ, gây khó khăn cho các cơ sơ khám chữa bệnh.

Trước đó, ngày 29.11.2018 Bảo hiểm xã hội Việt Nam có công văn số 4996/BHXH-CSYT về việc triển khai thực hiện một số nội quy theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đến ngày 11.12.2018 đơn vị nàytiếp tục có công văn số 5219/BHXH-CSYT, hướng dẫn bổ sung công văn số 4996/BHXH-CSYT và các văn bản liên quan đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Sau khi 2 công văn trên của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được ban hành đã gây ra không ít khó khăn cho các cơ sở y tế, Bộ Y tế đã có công văn số 744BYT-BH phản bác lại những quy định của 2 công văn trên.

Theo Bộ Y tế, tại mục 3.2 của công văn số 4996/BHXH-CSYT chỉ ghi trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến là trường hợp “tự đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh không phải là nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế” là không đầy đủ, thiếu các trường hợp đã được xác định tại các quy định hiện hành và quy định tại khoản 3 Điều 14, Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

Việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh ghi cụ thể lý do đủ điều kiện chuyển tuyến là không cần thiết và không đúng nội dung của giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Ngoài ra việc yêu cầu các cơ sở khám, chữa phải tra cứu trên cổng tiếp nhận của hệ thống thông tin giám định điện tử để xác định người bệnh được hưởng bảo hiểmy tế đúng tuyến hay trái tuyến đang làm phát sinh thủ tục hành chính, gây khó khăn cho cơ sở khám, chữa và người bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cho rằng Bảo xã hội Việt Nam chỉ chấp nhậntrường hợp hẹn khám lại theo Điều 10 và 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT là không phù hợp. Vì nội dung hướng dẫn của bảo hiểm xã hội bao gồm cả điều khoản đã hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời hướng dẫn của bảo hiểm cũng hạn chế quyền lợi của người bệnh.

Riêng tại mục 3.4 của công văn 4996/BHXH-CSYT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn “Quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí khám, chữa bệnhmà người bệnh yêu cầu cơ sở thực hiện” theo Bộ Y tế điều này không thuộc thẩm quyền của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và không đúng quy định của Luật bảo hiểm y tế và Nghị định số 85/2012/NĐ-CP.

Cũng trong công văn số 744BYT-BH, Bộ Y tế khẳng định việcBảo hiểm xã Hội Việt Nam đề cập đến việc dừng thanh toán chi phí trong trường hợp chuyển người bệnh, hoặc mẫu bệnh phẩm để thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để chờ Bộ Y tế hướng dẫn là không phù hợp với các văn bản hiện hành.

Từ thực tếtrên, Bộ Y tế đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tạo điều kiện và bảo đảm quyền lợi cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế, đồng thời hạn chế việc đầu tư trang thiết bị không cần thiết.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn thanh toán chi phí bảo hiểm y tế cho các bệnh viện trong trường hợp bệnh viện chưa triển khai dịch vụ kỹ thuật phải chuyển sang bệnh viện khác, thực hiện thông qua ký hợp đồng nguyên tắc giữa các cơ sở khám chữa bệnh mà không cần phải làm thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong 'kỷ nguyên vươn mình'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Theo các chuyên gia, đối với an ninh phi truyền thống (ANPTT), một sự cố nhỏ nếu không được xử lý kịp thời có thể bùng phát, trở thành vấn đề nghiêm trọng đe dọa an ninh quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế ‘bác’ 2 công văn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam