Khi chuyện bơm tạp chất vào tôm rộ lên, nhiều thương lái đổ rằng chính các thương nhân Trung Quốc đã bày cho họ cách ấy. Nhưng nói gì thì nói, giờ đây, chính ta đã tự hại mình, giết dần mòn dân mình!

Bơm tạp chất vào tôm: Vì đồng lời mà ta tự hại mình?

Một Thế Giới | 25/05/2016, 16:36

Khi chuyện bơm tạp chất vào tôm rộ lên, nhiều thương lái đổ rằng chính các thương nhân Trung Quốc đã bày cho họ cách ấy. Nhưng nói gì thì nói, giờ đây, chính ta đã tự hại mình, giết dần mòn dân mình!

Từ chuyện thương lái Trung Quốc sang tranh mua tôm

Cả chục năm nay, trên các chuyến bay từ Cà Mau đi TP. HCM và ngược lại, nhiều người đã không còn lạ với sự xuất hiện liên tục của nhiều vị khách Trung Quốc. Khá nhiều trong số họ là thương nhân tìm đến Cà Mau để mua tôm nguyên liệu.

“Thậm chí, mỗi sáng họ đều chủ động ra giá mua, thường luôn cao hơn giá các nhà máy ở ĐBSCL đang áp dụng”, mộtchuyên gia ngành thủy sản cho biết. Và theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Fimex Sóc Trăng, không chỉ ở Cà Mau, mà lâu nay ở Bạc Liêu, Sóc Trăng... đều có mặt các thương nhân Trung Quốc. “Họ xuất hiện nhan nhản, đầy đồng như… tôm”, ông nói.

Theo ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau), các thương nhân Trung Quốc đã có mặt rải rác từ khoảng hơn 10 năm trước. Có thương nhân sang mua, sau đó làm thủ tục hải quan để vận chuyển sang các cửa khẩu mang về nước, còn một số lại né thuế xuất khẩu nên vận chuyển cả bằng đường tiểu ngạch...

Ở Cà Mau, thậm chí có doanh nghiệp lâu nay chỉ chuyên cung ứng mặt hàng duy nhất là tôm nguyên con, và cũng có thị trường đặt hàng duy nhất là Trung Quốc.

Theo ông Quang, phần lớn lượng tôm mua từ Việt Nam được các thương nhân Trung Quốc tiêu thụ tại thị trường nội địa của họ. Tại Cà Mau, mỗi năm có trên dưới 100.000 tấn tôm từ nuôi và đánh bắt, thì gần đây các thương nhân Trung Quốc đã mua hàng chục ngàn tấn. Đa phần họ mua tôm lớn nguyên con, và thậm chí cả tôm nhỏ bằng ngón tay út, họ cũng mua sạch.

Và bày trò bơm tạp chất!

Sẽ không có gì để nói nhiều, nếu việc mua tôm nguyên liệu của các thương nhân Trung Quốc bình thường như các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Đàng này, theo ông Lực: “Họ mua giá cao và đề nghị các điểm cung cấp phía Việt Nam bơm tạp chất vào”.

Cơ sở tôm của bà Luyến vừa bị phát hiện bơm tạp chất

Nếu như trước đây, các thương nhân Trung Quốc đề nghị bơm 10% tạp chất, thì naytỷ lệ này đã được nâng lên thành 20% mặc dù hàng sẽ được xuất về nước họ. Và nguy hiểm nhất, khi các chủ vựa Việt Nam đã xem họ là người thân tình, thì họ đến tận vựa để ung dung quay phim chuyện các công nhân Việt Nam đang bơm tạp chất! Để làm gì, chỉ có họ mới biết, một khi có dụng ý xấu!

Theo tìm hiểu của một doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL, những con tôm này được mang về Trung Quốc, sau đó bán ra dưới dạng đã chiên chín nên người tiêu dùng khó lòng phát hiện tạp chất... Và do lợi nhuận thu được cao, có thể từ trên 50.000đ/kg, nên nhiều người miền Tây vẫn hăng hái làm đại lý và bơm tạp chất cho các thương nhân Trung Quốc.

Chính vì điều này, đại diện mộtdoanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau từng đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, bởi ngoài vấn đề gian lận thương mại, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, phải chăng hành vi của các thương nhân Trung Quốc còn phá hoại nền kinh tế ở một mức độ sâu xa hơn?

Trước đây, các thương nhân Trung Quốc yêu cầu bơm Agar, nhưng giờlại chuyển qua bơm tạp chất CMC! Hiểm họa khó lường… Và khi đã quen tay “làm bậy” cho các thương nhân Trung Quốc, bâygiờ khi bán tôm cho người tiêu dùng nội địa, họ cũng thẳng tay bơm tạp chất CMC vào để tăng trọng lượng, kiếm lãi thêm.

Hàng ngày, có bao nhiêu người phải bỏ tiền ra mua tôm có chứa CMC để ăn, thậm chí tôm cóchứaCMC còn len lỏi vào các nhà hàng,quán nhậu đông nghẹt khách!

CMC là gì?

CMC (Carboxymethyl Cellulose) là chế phẩm ở dạng bột trắng - hơi vàng, hầu như không có mùi hạt hút ẩm. Đây là chất có thể tan trong nước nóng và lạnh. Chúng có thể đông khối và có sức kết nối lớn với ẩm độ cao (98%), đồng thời tạo độ nhớt nên rất thích hợp bơm vào tôm tạo “thịt giả”, giúp tăng trọng lượng.

Hóa chất CMC

Khi bơm vào thực phẩm như tôm ở dạng lỏng, CMC khiến độ nhớt của thực phẩm này tăng lên mà không thay đổi màu sắc, mùi vị của con tôm. Do đó, CMC còn được sử dụng trong xây dựng để pha thêm vào hồ (xi măng, cát) khô, hoặc sử dụng trong công nghiệp khoan dầu làm thay đổi độ nhớt và giữ nước.

Thậm chí, CMC còn được sử dụng như chất tẩy rửa, khi sản xuất keo dán, cao su và các loại sơn đánh bóng.Giới chơi cá cảnh cũng không lạ gì chất này, bởi dùng CMC pha vào trong hỗn hợp thức ăn thì thức ăn kết dính, cho cá ăn dần mà không tan. Cứ khoảng 600 - 700g hỗn hợp tim bò và tôm thì dân chơi cá hay trộn vào 2 muỗng cafe nhỏ bột CMC là hợp lý.

Theo mộtkỹ sư hóa, thực ra CMC dùng cho thực phẩm hoàn toàn không gây tác hại và cũng không bổ dưỡng gì. Người ta chỉ tận dụng những tính năng của nó để giúp thực phẩm ưu việt hơn. Tuy nhiên, CMC ngoài loại dùng cho thực phẩm thì còn có dạng dùng trong công nghiệp.

Trong quy trình sản xuất hóa chất, đối với loại dùng cho thực phẩm, các nhà máy giám sát rất nghiêm ngặt, tránh hóa chất độc từ các dây chuyền khác… pha lẫn vào. Còn hóa chất dùng cho công nghiệp là loại sản xuất không cần kiểm soát gắt gao các chất độc hại trong nhà máy hóa chất lẫn vào, nên có thể chứa hàm lượng kim loại rất nhiều. Nếu dùng CMC công nghiệp bơm vào tôm thì rất nguy hiểm cho người sử dụng!

Trên lý thuyết, giá thành 1kg CMC dùng trong thực phẩm cao hơn CMC công nghiệp khoảng 60-70%. Nhưng thực tế, theo tìm hiểu của PV, giá rao bán CMC công nghiệp hiện nay chỉ dưới 60.000đ/kg, thậm chí loại có xuất xứ từ Trung Quốc chỉ 28.000 đồng/kg.

Trong khi đó, có nơi chào bán CMC thực phẩm đến 80.000 đồng/kg. Tất nhiên, tính năng của 2 loại đều như nhau, đều có thể bơm vào tôm, nhưng giá thành chênh lệch quá nhiều. Vậy ai dám bảo đảm, vì hám lợi mà các chủ vựa tôm không lấy CMC dùng trong công nghiệp để bơm vào tôm?

Thực tế, một số người cho rằng nếu tiếp xúc CMC nhiều sẽ bị lở da… Vậy đây rõ ràng là CMC dùng cho công nghiệp. Và với giá mà họ thừa nhận đã mua là 1,5 triệu đồng/bao 25kg, tức 60.000 đồng/kg, cũng là phù hợp với giá CMC dùng trong công nghiệp!

Nhóm PV

Ảnh: Thản nhiên bơm CMC vào tôm.
Bài liên quan
Người Nhật đau đầu đối phó với nạn cát vàng đến từ Trung Quốc
Cát vàng là bụi có nguồn gốc từ các sa mạc nội địa của Trung Quốc và Mông Cổ, được gió thổi đến quần đảo Nhật Bản, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hạn hán khô khát khốc liệt ở miền Tây Nam Bộ
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Kênh rạch khô nứt nẻ; đường sá sạt lở sụt lún khiến giao thông ách tắc; hàng vạn người dân thiếu nước sạch sinh hoạt… là những gì đã và đang diễn ra tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện nay.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bơm tạp chất vào tôm: Vì đồng lời mà ta tự hại mình?