Thanh tra Chính phủ kết luận, dù DA BOT cầu Phú Mỹ không lập hồ sơ và có báo cáo thẩm định nhưng vẫn được UBND TP. HCM “ưu ái” duyệt điều chỉnh dự án tới 2 lần, điều chỉnh tổng mức đầu tư 1 lần...

BOT cầu Phú Mỹ được TP. Hồ Chí Minh 'ưu ái' ra sao?

Nam Phong | 27/08/2017, 07:00

Thanh tra Chính phủ kết luận, dù DA BOT cầu Phú Mỹ không lập hồ sơ và có báo cáo thẩm định nhưng vẫn được UBND TP. HCM “ưu ái” duyệt điều chỉnh dự án tới 2 lần, điều chỉnh tổng mức đầu tư 1 lần...

>>Các bài viết về việc nóng chuyện BOT

>> 6 dự án BOT ở TP. HCM sai phạm hơn 2.100 tỉ đồng

Tại bản Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc đầu tư xây dựng một số dự án (DA) đầu tư theo hình thức BOT, BT trên địa bàn TP.HCM mới được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, đã nêu rõ các sai phạm tại 6 DA. Trong đó, đáng chú ý là DA xây dựng cầu Phú Mỹ.

TP. HCM ưu ái nhà đầu tư đủ điều

Qua thanh tra, TTCP đã chỉ rõ, DA xây dựng cầu Phú Mỹ theo hình thức hợp đồng BOT do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ là nhà đầu tư với tổng mức đầu tư 2.077,534 tỉ đồng; thời gian thu phí hoàn vốn 26 năm.

Trong quá trình thực hiện, UBND TP. HCM đã không kiến nghị Bộ KH&ĐT để trình xin ý kiến Thủ tướng công bố danh mục DA để kêu gọi đầu tư đã vi phạm Thông tư 12/1997 của Bộ KH&ĐT và Nghị định 77-CP của Chính phủ.

TTCP nêu rõ, theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, việc lập, thẩm định, phê duyệt các cơ quan phải xem xét tính đầy đủ nội dung của DA. Tuy nhiên, TP. HCM đã phê duyệt DA khả thi trên cơ sở thẩm định của các Sở, ban, ngành của thành phố khi nội dung của DA còn thiếunhững căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư; không xây dựng các phương án so sánh để lựa chọn phương án tối ưu là vi phạm quy định tại Nghị định 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng.

Theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, khi phê duyệt điều chỉnh DA, điều chỉnh tổng mức đầu tư phải lập hồ sơ và có báo cáo thẩm định. Tuy nhiên, UBND TP. HCM không lập hồ sơ và có báo cáo thẩm định nhưng đã phê duyệt điều chỉnh dự án 2 lần, điều chỉnh tổng mức đầu tư 1 lần từ 1.806,52 tỉ đồng lên 2.077,534 tỉ đồng là vi phạm Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý DA đầu tư và xây dựng.

Hợp đồng BOT quy định thời điểm khởi công xây dựng công trình là tháng 12.2005 nhưng đến tháng 2.2007 mới bắt đầu; thời điểm bắt đầu thu phí hoàn vốn là tháng 1.2009 nhưng đến tháng 4.2010 mới bắt đầu thu phí hoàn vốn.

TTCP khẳng định: Việc chậm trễ khởi công xây dựng công trình thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT khi thực hiện công tác thẩm định và trách nhiệm của UBND TP. HCM trong phê duyệt thiết kế kỹ thuật, bàn giao mặt bằng, bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

Việc công trình chậm khởi công, không thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với nhà thầu thi công nên nhà thầu thi công đã phạt chủ đầu tư với số tiền 60,15 tỉ đồng, số tiền nhà đầu tư bị phạt đã được UBND TP. HCM phê duyệt vào chi phí công trình.

Kết luận thanh tra cho biết, DA hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 8.2009 nhưng đến tháng 11.2012, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ mới có văn bản về việc trình phê duyệt chi phí đầu tư xây dựng Dự án BOT Phú Mỹ.

Đến ngày 18.2.2014 UBND TPHCM có văn bản phê duyệt kết quả kiểm toán chi phí đầu tư, trong đó giá trị đầu tư được phê duyệt 2.914,435 tỉ đồng. Qua thanh tra cho thấy: Quá trình thực hiện UBND TP. HCM không chấp hành đúng về trình tự và thủ tục đầu tư, chưa thẩm định và phê duyệt điều chỉnh DA nhưng đã phê duyệt kết quả kiểm toán chi phí đầu tư, vi phạm Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ...

DA đường nối vào cầu Phú Mỹ sai phạm hàng trăm tỉ đồng

DA xây dựng đường kết nối vào cầu Phú Mỹ thực hiện theo hình thức BT với tổng mức đầu tư 1.440,343 tỉ đồng, cũng do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ làm nhà đầu tư, Thanh tra Chính phủ phát hiện UBND TP. HCM không thực hiện việc xây dựng và công bố danh mục DA xây dựng để kêu gọi đầu tư, đến tháng 4.2011 mới thực hiện công bố là vi phạm quy định tại Nghị định 78/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

TTCP kết luận: “UBND TP. HCM có văn bản số 5149/VP-ĐTMT ngày 8.8.2007 về việc chấp thuận chủ trương giao Công ty Cổ phần BOT cầu Phú Mỹ tổ chức đầu tư DA theo hình thức hợp đồng BT mà không tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước và quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng là vi phạm Nghị định 78/2007/NĐ-CP”.

Việc thực hiện đầu tư, TTCP đã chỉ ra sai phạm: DA được thực hiện theo hình thức hợp đồng BT, được ngân sách thành phố thanh toán sau khi công trình hoàn thành nên việc lựa chọn nhà thầu xây lắp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Tuy nhiên quá trình thực hiện nhà đầu tư không tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu xây lắp mà chỉ định các nhà thầu xây lắp là vi phạm quy định.

Trong công tác quyết toán DA hoàn thành, qua thanh tra cho thấy, ngày 27.11.2014, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng cầu Phú Mỹ (đổi tên từ Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ) đã có văn bản trình phê duyệt kết quả kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng với giá trị xấp xỉ 3.200 tỉ đồng. Kiểm tra một số chi phí đầu tư xây dựng đề nghị quyết toán chưa đúng quy định giá trị với số tiền lên tới 489,920 tỉ đồng.

Nam Phong
Bài liên quan
Elon Musk dùng robot Optimus 'có tri giác' và ô tô điện mới trấn an nhà đầu tư, cổ phiếu Tesla tăng vọt
Elon Musk, Giám đốc điều hành Tesla, cho biết robot Optimus có thể trở thành tài sản quý giá nhất của công ty.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
BOT cầu Phú Mỹ được TP. Hồ Chí Minh 'ưu ái' ra sao?