Phiên đấu giá Peintres & Arts du Vietnam của nhà Aguttes đã gõ búa bán bức tranh cực kỳ quý hiếm của nhà văn Nhất Linh.

Bức tranh khắc gỗ quý hiếm của nhà văn Nhất Linh được đấu giá tại Pháp

Tiểu Vũ | 01/10/2021, 13:20

Phiên đấu giá Peintres & Arts du Vietnam của nhà Aguttes đã gõ búa bán bức tranh cực kỳ quý hiếm của nhà văn Nhất Linh.

Sau nhiều lần đấu giá không thành công, tác phẩm nghệ thuật của cố nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) đã được gõ búa trong phiên đấu Peintres & Arts du Vietnam tại Pháp của nhà đấu giá Aguttes vào lúc 19 giờ 30 ngày 30.9.2021 (giờ Việt Nam).

Điều đáng ngạc nhiên tác phẩm mỹ thuật cực kỳ quý hiếm của nhà văn danh tiếng kiêm họa sĩ Nhất Linh được bán ra với giá rất thấp so với mặt bằng chung về giá tranh của các họa sĩ thế hệ đầu của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương danh tiếng do Pháp mở tại Việt Nam từ năm 1924.

Cụ thể bức tranh khắc gỗ  trên giấy dó có tên tiếng Pháp là La Tonkinoise Et La Vieille Sage của nhà văn Nhất Linh mua thành công với giá chỉ 8.000 euro, nếu tính cả các loại chi phí, cộng 29% thuế phí thì tác phẩm có giá tương đương 279 triệu đồng.

243127927_10222583477149845_2688504676614218529_n.jpg
Bức tranh khắc  gỗ La Tonkinoise Et La Vieille Sage của nhà văn Nhất Linh  - Ảnh: Ngô Kim Khôi cung cấp

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi (đang sống tại Pháp) thì người sở hữu bức tranh sau đấu giá đã may mắn có được tác phẩm cực kỳ quý hiếm với mức giá quá hời.

242876738_10222583488230122_3216963673529531507_n.jpg
Dấu mộc của Trường Mỹ thuật Đông Dương và thủ bút của Hiệu trưởng Victor Tardieu - Ảnh: Ngô Kim Khôi cung cấp

Nhà văn Nhất Linh là thủ khoa của khóa học đầu tiên (1925 - 1930) Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông học cùng khóa với Nguyễn Phan Chánh, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Công Văn Chung, Lê Văn Đệ, Georges Khánh, Tô Ngọc Vân, Hồ Văn Lái, Vũ Cao Đàm… Tất cả những người này sau đó đều trở thành danh họa của Việt Nam. 

Về nguồn gốc bức tranh khắc gỗ Tonkinoise Et La Vieille Sage của nhà văn Nhất Linh, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho biết tác phẩm được sáng tác vào khoảng năm 1927.

Họa sĩ  - nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã sử dụng kỹ thuật khắc gỗ cổ truyền của Việt Nam để thực hiện tác phẩm. Bối cảnh chung của bức tranh là làng quê yên bình, bên cạnh cái ao làng có hai người phụ nữ một trẻ một già rất đặc trưng Bắc Kỳ. Người phụ nữ trẻ mặc áo tứ thân đội nón quai thao truyền thống đang ẵm em bé. Đứng cạnh đó là phụ nữ lớn tuổi trong trang phục tôn giáo, đầu đội khăn, tay cầm trượng gỗ. Biểu cảm của người phụ nữ lớn hơn như đang khuyên nhủ gì đó, còn người phụ nữ trẻ thì chăm chú lắng nghe.

Đáng chú ý là bức tranh có lời đề tặng viết tay và chữ ký của ông Victor Tardieu - Hiệu trưởng đầu tiên của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Bức tranh được in thành nhiều bản, đóng mộc của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Một trong những bản in này có dòng chữ “阮祥三” (Nguyễn Tường Tam). Bên phải dưới dấu mộc có dòng chữ: “大南高等美術學堂” (Đại Nam cao đẳng Mỹ thuật học đường).

“Tại sao “Đại Nam”, mà không là “Đông Dương” (Cao đẳng Mỹ thuật học đường). Phải chăng họa sĩ Nam Sơn, đồng sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, đã nghiêng nặng tinh thần quốc gia, muốn chọn “Đại Nam” với nghĩa quốc hiệu, hàm ý xác định nguồn gốc của đất nước và con người Việt Nam? Mộc này cũng xuất hiện trên những bức khắc gỗ danh tiếng khác, như Cò cá của danh họa Nguyễn Nam Sơn (khoảng năm 1927), hoặc Bến thuyền sông Hồng của danh họa Đỗ Đức Thuận (1898 - 1970, khóa 2, năm 1931)”, ông Ngô Kim Khôi nói.

Cũng trong phiên đấu giá này 2 bức tranh của Mai Trung Thứ và Lương Xuân Nhị được bán với giá hơn 30 tỉ đồng. Đặc biệt bức Le tricot (Đan len, mực và màu trên lụa, 65,5 x 40,5cm, năm 1941) của danh họa Lương Xuân Nhị đã gây bất ngờ lớn khi giá ước định từ 160.000 - 200.000 euro nhưng được bán ra với giá rất cao là 590.000 euro (khoảng 15,5 tỉ đồng).

Bài liên quan
Hồi ký ‘Nhất Linh, cha tôi’ được phát hành tại Việt Nam
Cuốn hồi ký "Nhất Linh, cha tôi" lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam sẽ giúp bạn đọc thấy được bức chân dung của nhà văn Nhất Linh đầy đủ hơn, qua đó cũng hiểu hơn về một giai đoạn rực rỡ của nền văn học Việt Nam trong những năm 30 thế kỷ trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bức tranh khắc gỗ quý hiếm của nhà văn Nhất Linh được đấu giá tại Pháp