Trong bổi cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới, nền kinh tế bị lâm vào khủng hoảng, các trường học phải đóng cửa trong một thời gian dài đã làm gia tăng các tệ nạn xã hội, trong đó có nạn tảo hôn.

Bùng nổ nạn tảo hôn trong đại dịch COVID-19 ở Ấn Độ

Đan Thuỳ | 06/10/2020, 11:53

Trong bổi cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới, nền kinh tế bị lâm vào khủng hoảng, các trường học phải đóng cửa trong một thời gian dài đã làm gia tăng các tệ nạn xã hội, trong đó có nạn tảo hôn.

Theo báo cáo của Tổ chức Cứu trợ trẻ em, có tới 2,5 triệu trẻ em gái trên thế giới lâm vào nguy cơ bị ép kết hôn sớm trong vòng 5 năm tới do hệ luỵ từ dịch COVID-19 để lại.

Tổ chức từ thiện này dự đoán tỷ lệ tảo hôn trên là mức gia tăng tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua. Điều này xuất phát từ việc các trường học phải đóng cửa trong nhiều tháng, nên kinh tế gặp nhiều khó khăn đẩy các gia đình nghèo lâm vào cảnh túng quẫn.

Chỉ riêng trong năm nay sẽ có thêm nửa triệu bé gái bị đẩy vào các cuộc hôn sắp đặt sẵn, đưa tổng số tỷ lệ tảo hôn lên khoảng 12,5 triệu. Việc các trường học trên khắp thế giới phải đóng cửa đã làm gián đoạn việc học của 1,6 tỷ trẻ em và ước tính có khoảng 10 triệu trẻ em, chủ yếu là các bé gái sẽ không bao giờ còn có cơ hội quay lại trường học. Báo cáo cũng dự đoán rằng sẽ có thêm một triệu trẻ em dưới 18 tuổi có thể mang thai trong năm nay. Việc sinh con sớm sẽ khiến các cô gái trẻ gặp nhiều biến nguy hiểm, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên từ 15 đến 19 tuổi.

Nạn tảo hôn bùng phát dữ dội nhất là ở khu vực Châu Á, nơi mà có gần 200.000 trẻ em gái sẽ bị ép kết hôn sớm trong năm nay. Tình trạng này phổ biến từ lâu tại nhiều nước như Indonesia, Ấn Độ và Pakistan. Do tác động của dịch COVID-19, số lượng các vụ tảo hôn ngày một gia tăng khiến nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp, các bậc cha mẹ phải vật lộn nuôi sống gia đình.

Số vụ tảo hôn tăng lên trong thời kỳ phong tỏa do COVID-19. Thất nghiệp và mất việc làm tràn lan. Các gia đình hầu như không đủ sống, vì vậy họ nghĩ rằng cách tốt nhất là để con gái nhỏ đi lấy chồng, Rolee Singh, người điều hành chiến dịch Một bước ngăn chặn nạn tảo hôn của Ấn Độ nói.

Theo báo cáo năm 2019 của UNICEF, Ấn Độ có số cô dâu trẻ em lớn nhất thế giới – 23 triệu người, chiếm 1/3 số cô dâu toàn cầu. Hơn 27% trẻ em gái ở Ấn Độ kết hôn trước 18 tuổi và 7 % kết hôn trước tuổi 15. Mỗi năm, Ấn Độ có ít nhất 1,5 triệu trẻ em gái dưới 18 tuổi kế hôn và gần 16% trẻ em gái vị thành niên (từ 15-19) của đất nước này hiện đã kết hôn.

t_childbrides.jpg
Ấn Độ có số cô dâu trẻ em lớn nhất thế giới - Ảnh: Internet

Ở Ấn Độ, các nhà hoạt động cho hay số vụ gia đình ép trẻ em gái kết hôn gia tăng vì coi đó là giải pháp cho khó khăn tài chính do COVID-19 gây ra, mà không nhận thức được nó gây hậu quả nặng nề đến trẻ em gái.

Theo các nghiên cứu cho biết, trẻ em gái kết hôn sớm dễ bị lạm dụng thể xác, thậm chí là bị hiếp dâm. Kevin Watkins, giám đốc điều hành của Tổ chức Cứu trợ trẻ em vương quốc Anh cho biết: “ Những cuộc hôn nhân này vi phạm quyền của trẻ em gái và khiến họ có thể nhiều nguy cơ lâm vào trầm cảm, bị bạo hành suốt đời, tàn tật và thậm chí tử vong khi sinh con sớm”.

childmarriage.jpg

Tổ chức Cứu trợ trẻ em đang kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới đóng góp thêm quỹ và gia tăng ủng hộ những nỗ lực giải quyết tình trạng tảo hôn và bất bình đẳng về giới tính.

Cố vấn bảo vệ trẻ em, bà Karen Flanagan thuộc Tổ chức Cứu trợ trẻ em cho biết có khoảng 78,6 triệu cuộc tảo hôn đã được ngăn chặn trong 25 năm qua, nhưng quá trình kết thúc tình trạng này đã “chậm lại đến tạm dừng”.

Ấn Độ đã đưa ra luật rất mạnh để ngăn chặn tình trạng tảo hôn. Đạo luật Cấm Trẻ em kết hôn năm 2006 quy định khoản tiền phạt 1.535 USD và 2 năm tù giam đối với cha mẹ để con chưa đủ tuổi vị thành niên của mình kết hôn. New Delhi cũng cam kết xóa bỏ tình trạng tảo hôn trước năm 2030 theo nội dung Các mục tiêu Phát triển Bền vững của nước này. 

“Trên thực tế, các luật liên quan đến tảo hôn đã liên tục được đưa ra ở Ấn Độ kể từ khi nước này thông qua Luật Cấm tảo hôn. Tuy nhiên, họ đã không kiểm tra được mức độ thực hiện vì nó rất mơ hồ và có nhiều kẽ hở,  Suman Taneja, một luật sư dân quyền tại Tòa án Tối cao giải thích. Sự tồn tại của vô số luật lệ tôn giáo cá nhân khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

screen_shot_2015-03-06_at_2.35.23_pm.png

P. Nagasayee Malathy, Giám đốc điều hành Children's Foundation (KSCF), một tổ chức phi lợi nhuận Ấn Độ do người đoạt giải Nobel Ấn Độ Kailash Satyrathi đứng đầu cho biết giáo dục cho trẻ em gái và cha mẹ của họ, thúc đấy sự nhận thức về bình đẳng giới và nhận thức xã hội là chìa khóa để xóa bỏ tình trạng tảo hôn ở trẻ vị thành niên. “Cách tiếp cận của chúng tôi là trao quyền và giáo dục tất cả các bên liên quan. Chúng tôi giáo dục trẻ em về quyền của chúng. Điều này giúp họ tự tin lên tiếng phản đối mọi hình thức bóc lột. Hàng nghìn trẻ em đã được giải cứu khỏi nạn tảo hôn, lao động trẻ em và buôn người nhờ phương pháp này”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bùng nổ nạn tảo hôn trong đại dịch COVID-19 ở Ấn Độ