Cà Mau và nhiều tỉnh miền Tây đang tất bật đối phó thời tiết bất thường. Cũng những ngày này 20 năm trước, Cà Mau bị tàn phá nặng nề của bão Linda. Và giờ, lễ tưởng niệm cũng phải hoãn vì lo đối phó áp thấp nhiệt đới.

Cà Mau hoãn lễ tưởng niệm nạn nhân bão Linda

Hồ Hùng | 01/11/2017, 17:29

Cà Mau và nhiều tỉnh miền Tây đang tất bật đối phó thời tiết bất thường. Cũng những ngày này 20 năm trước, Cà Mau bị tàn phá nặng nề của bão Linda. Và giờ, lễ tưởng niệm cũng phải hoãn vì lo đối phó áp thấp nhiệt đới.

Như thường lệ, cứ đến ngày 2.11 hàng năm, chính quyền và người dân xã Khánh Hội, H.U Minh, tỉnh Cà Mau lại đến thắp nhang tưởng niệm những người con của quê hương đã mãi mãi ra đi trong cơn bão lịch sử năm 1997.

Ngày 2 và 3.11.1997, hơn 3.000 người chết và mất tích, hàng nghìn phương tiện tàu thuyền, nhà cửa… ở các tỉnh Nam Bộ bị tàn phá nặng nề. Khánh Hội (Cà Mau) là địa phương thiệt hại nặng nhất.

Bởi vậy, nhiều ngôi làng nhỏ ven biển Khánh Hội được gọi với cái tên xót xa: “Làng góa phụ”, “Xóm không chồng”. Và đó cũng là lý do nhiều đứa trẻ nơi đây được đặt tên là Bão Biển, Hận Biển hay Hận Bão…

Và ngày 1.11, ông Nguyễn Văn Quân, Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, cho biết do áp thấp nhiệt đới nên tỉnh đã hoãn lại lễ tưởng niệm nạn nhân của bão Linda dự kiến tổ chức vào sáng 2.11 tại cửa biển Khánh Hội. Lễ này được dời lại vào sáng 3.11.

Cà Mau cũng không cho tàu thuyền ra khơi sau 18 giờ kể từ ngày 1.11 và di dời dân tại những nơi nguy hiểm. Đối với học sinh tiểu học và mầm non, UBND tỉnh này quyết định cho các em nghỉ vào chiều 2.11 tại những khu vực nguy hiểm, đặc biệt là tại các xã ven biển.

Theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, địa phương này còn 171 tàu với 1.057 ngư dân chưa thể liên lạc được. Bộ đội Biên phòng đang tăng cường công tác thông tin liên lạc, kết hợp với gia đình xác định vị trí, kịp thời vào bờ hoặc vượt ra khỏi vùng nguy hiểm.

Hiện, Cà Mau có 3.387 tàu, với 15.645 ngư dân vào bến, neo đậu an toàn tại các bến trong tỉnh. Các lồng bè nuôi cá bớp dưới chân đảo Hòn Chuối đã được di chuyển sang vị trí tránh gió, không để người dân ở lại trên lồng bè, không còn người trực canh ở lại trên các vị trí đáy hàng khơi.

Tại H.Trần Văn Thời (Cà Mau) có hơn một nghìn hộ sống tại các vùng ven biển, nơi có khả năng sạt lở cao vào những nơi tránh trú an toàn. H.U Minh cũng đã lên phương án di dời dân hiện đang sống ngoài đê.

Còn tại Bạc Liêu, từ 9 giờ ngày 31.10, các tàu cá cũng không được phép ra khơicho đến khi an toàn. Đồng thời, thông báo cho các tàu còn ngoài khơi khẩn cấp tìm nơi trú tránh vàmở các cột đèn tín hiệu báo bão 24/24 để phục vụ tàu thuyền.

Theo dự báo, chiều và đêm nayáp thấp nhiệt đới chủ yếu di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi 15-20km, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 9.

Vùng Cà Mau, Bạc Liêu sẽ có nhiều mưa rào và dông kèm theo lốc xoáy,sóng biển cao từ 2-3 mét, biển động mạnh.

Nhóm PV
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau hoãn lễ tưởng niệm nạn nhân bão Linda