Từ chiều và đêm nay (1.11) ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có gió giật mạnh cấp 6-7; từ hôm nay (1.11) đến hết ngày 2.11, ở Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Cùng lúc 2 cơn áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở Nam Bộ

TTDBKTTV | 01/11/2017, 06:30

Từ chiều và đêm nay (1.11) ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có gió giật mạnh cấp 6-7; từ hôm nay (1.11) đến hết ngày 2.11, ở Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Áp thấp nhiệt đới gần bờ

Theo TTKTTVTƯ, hồi 4 giờ hôm nay1.11,vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 7,9 độ vĩ bắc; 108,1 độ kinh đông, cách Côn Đảo khoảng 200km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ),giật cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới,ATNĐ di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ được 15-20km.Đến 4 giờ ngày 2.11, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 8,4 độ vĩ bắc; 104,5 độ kinh đông, trên vùng biển phía nam tỉnh Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ),giật cấp 9.

Do ảnh hưởng của ATNĐ kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo) có mưa rào và giông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng; gió mạnh cấp 6-7,giật cấp 9,sóng biển cao từ 2,0-4,0m; biển động mạnh. Ven biển các tỉnh Nam Bộ cần đề phòng nước dâng kết hợp với triều cường cao từ 4-4,5m.

Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) trong khoảng 5-10 độ vĩ bắc, 103,5-110,0 độ kinh đông.Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ, từ chiều và đêm nay (1.11) ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có gió giật mạnh cấp 6-7; từ hôm nay (1.11) đến hết ngày 2.11, ở Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm. Do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có giông. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 50-150mm, riêng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có nơi trên 200mm.

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông

Cũng theo Theo TTKTTVTƯ, hồi 4 giờ ngày 1.11, vịtrí tâm ATNĐởvào khoảng 11,5độ vĩ bắc; 121,5 độ kinh đông, cách đảo Palawan (Philippines) khoảng 220km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60km/giờ),giật cấp 9.

Dựbáo trong 24 giờtới, ATNĐ di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờđược khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão, khoảng chiều nay (1.11) bão sẽ đi vào biển Đông.Đến 4 giờ ngày 2.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,8 độ vĩ bắc; 117,0 độ kinh đông, trên khu vực phía đông biển Đông cách đảo Song Tử Tây khoảng 300km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ),giật cấp 10.

Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) trong khoảng 10-14 độ vĩ bắc; phía đông 115,0 độ kinh đông.Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

Dựbáo 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và tiếp tục có khả năng mạnh thêm.

PV

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cùng lúc 2 cơn áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở Nam Bộ