Phạm Phương Thảo được biết đến là nữ ca sĩ dòng nhạc dân gian đằm thắm và trữ tình, đầy lưu luyến, nhớ nhung trong lòng khán giả. Nhưng ít ai biết cô có tình duyên lận đận, đến tận giờ vẫn chưa cập được bến đỗ hạnh phúc cá nhân.

Ca sĩ Phạm Phương Thảo: Qua 2 lần đò, tôi vẫn chưa tìm thấy bến đỗ bình yên

Hải Yến | 07/09/2018, 06:22

Phạm Phương Thảo được biết đến là nữ ca sĩ dòng nhạc dân gian đằm thắm và trữ tình, đầy lưu luyến, nhớ nhung trong lòng khán giả. Nhưng ít ai biết cô có tình duyên lận đận, đến tận giờ vẫn chưa cập được bến đỗ hạnh phúc cá nhân.

Trong suốt 20 năm sự nghiệp, Phạm Phương Thảo luôn được biết đến với vai trò là ca sĩ dòng nhạc dân gian. Trong từng ca khúc mà Phương Thảo thể hiện, khán giả đã cảm nhận được nỗi lòng truân chuyên của cô gái xứ Nghệ.Người ta thường nói"đa tài đa đoan",có lẽ sự ví von đó không thể đúng hơn khi nhìn vào cuộc sống của Phương Thảo. Đađoan trong nghề chưa hết, nócòn vận cả vào cuộc sống của Thảovà gần đây nhất cả vào trong... những tập thơ cô mới xuất bản.

Ca sĩ làm thơ kể cũng hiếm,nhưng đối với Phương Thảo, làm thơ là kể chuyện đời, kể chuyện tình, kể chuyện nhân gian sao quá khắc nghiệtvới người con gái xinh đẹp, đa tài.

Nếu trong âm nhạc, khán giả luôn thấy một Phạm Phương Thảo đằm thắm, dịu dàng, ngọt ngào, sâu lắng, khắc khoải… thì trong thơ, chị lại là một người đàn bà đa tình, truân chuyên, sắc sảo, ghê gớm, ngông nghênh… Nữ ca sĩ cho biếtchị làm thơ từ năm 16 tuổi, khi chông chênh trong nỗi nhớ nhà. Từ đó, cứ hễ có nỗi niềm gì chị lại tìm đến thơ như một cách để bộc bạch cảm xúc và vơi bớt nỗi buồn.

Thơ của Phương Thảo mang tên Đi hết xuân thìnhư một lời lý giải cho chính cuộc sống trong hôn nhân đã2 lần đổ vỡ của cô. Không quá buồn bã, không hề tự cao,Phương Thảo kể chuyện đời mình trong thơ như trút đi nỗi buồn. Thảo trong thơ đầy dịu dàng nhưng cũng rấtmạnh mẽ chứ không bi lụy như nhiều người cùng cảnh ngộ.

Phạm Phương Thảo dự cảm về lần 'sang đò' thứ 3trong tập thơ đầu tay

Giải thích về tên tập thơ, Phương Thảo cho biết ban đầu định đặt là Gái Nghệ nhưng gần đến ngày in cô suy nghĩ lại và muốn thoát ra cái riêng, ích kỷ mang tính địa phương, mong muốn tập thơ trở thành câu chuyện của mọi người nên đổi thành Đi hết xuân thì.

"Nhiều người hỏi Phương Thảo làm thơ để làm gì. Thảo nghĩ, làm ca sĩ biểu diễn trên sân khấu là những phút giây thăng hoa để phục vụ khán giả, còn bước vào những trang thơ mới là cảm xúc thật nhất. Những câu chuyện thật của Thảo với mong muốn được chia sẻ giãi bày với mọi người mộtcách chân thật nhất một PhươngThảo sau ánh đèn sân khấu", cô chia sẻ.

Phạm Phương Thảo vừa chia tay người yêu sau một thời gian dài gắn bó. Sau ly hôn với chồng cũ là doanh nhân hồi năm 2009, nữ ca sĩ trải qua hai mối tình nhưng đều không có kết thúc êm đẹp. "Tôi không có nhu cầu tìm một người đàn ông luôn ở cạnh hay chỉ để đưa mình đi diễn. Dù dễ xiêu lòng trước người đàn ông có tài, điều tôi muốn nhất là người ấy chỉ có tôi trong lòng. Đó là sự ích kỷ của tôi trong tình yêu. Có lẽ vì thế không có người nào bên tôi quá 5 năm", cô rưng rưng nhớ lại. Nữ ca sĩ yêu muộn hơn so với các bạn đồng trang lứa nên không có nhiều trải nghiệm, thậm chí đôi lúc vụng dại.

Phương Thảo thường lý giải sự lận đận trong chuyện tình cảm đến từ "nợ kiếp trước". Tuy vậy, với mỗi người đến và đi khỏi cuộc đời mình, cô đều trân trọng những niềm vui họ mang lại. Nóiđến tập thơ vừa ra mắt Đi hết xuân thì,Phương Thảo tự nhận mình là quá chân thật, thậm chí hơi...."đơ đơ, hâm hâm", giống như chính những câu chuyện mà cô kể trong đó mang trên mình 99 câu chuyện khác nhau nhưng đầy đủ về cuộc đời, tình duyên của chính cô.

Thông qua tập thơ, Phạm Phương Thảo cũng lần đầu tiên thừa nhận mình đã từng kết hôn với 2 người chồng. Cô tâm sự: "Khi còn nhỏ, Thảo rất thích đi xem bói và đã có những dự cảm về cuộc đời mình sau này. Một lần lên xe hoa có xe rước dâu, lần 2 chỉ là mang mâm trầu sang thắp hương là xong. Cả hai cuộc hôn nhân đều gặp vấn đề nên tôi đành chấp nhận chia tay".

Cô cũng tâm sự, "màn kịch sang đò lần 3" tuy được nhắc đến trong thơ nhưng hiện thực thì giọng ca bàiChàng vinh quyvẫn đang chờ đợi bước ngoặt mới của đời mình. Chia sẻ về sự khó khăn khi tay ngang sang làm thơ, Phương Thảo cho biếtthơ là những cảm xúc thật của cô nên cô không thấy khó khăn trong việc sáng tác.

Thú nhận người "dẫn lối đưa đường" tới âm nhạc, thơ ca cho mình chính là nhạc sĩ An Thuyên, Phương Thảo cho hay: "Nhạc sĩ An Thuyên là người thầy đáng kính của tôi và nhiều thế hệ ca sĩ. Tôi may mắn vì có duyên được thầy thương yêu dìu dắt nên trưởng thành sớm. Với tôi, thầy là bạn, là tri kỷ duy nhất trong cuộc đời. Ngày còn thầy còn sống, chúng tôi đã gắn bó như ruột thịt nhưng cũng vì vô tư mà tôi chỉ biết nhận, chưa hề trả ơn thầy được một chữ trong cả hành trang cuộc đời thầy đã trải cho. Thế nên khi thầy mất, tôi quá hụt hẫng, cái hụt ấy khiến tôi càng thấy mình mắc nợ. Gần 3 năm nay không còn tri kỷ, lắm lúc thực sự rất cô đơn, những lúc như vậy tôi nhắm mắt nhìn lên trời và nói: "Sẽ chẳng có người đàn ông nào thay thế được An Thuyên trong lòng con", Phương Thảo giãi bày.

Phương Thảo cũng thổ lộcôlàm thơ, in thơ không phải để dấn thân vào lãnh địa văn chương, khoe tài khoe sắc mà chỉ đơn giản là để tri ân cuộc đời, nhắc nhở bản thân mình về những khó khăn mà cô trải qua, những đau khổ để cô vững vàng, mạnh mẽ, để người đọc cảm nhận được đằng sau ánh đèn sân khấu sẽ là một cô ca sĩ bé nhỏ đến nhói lòng. Đằng sau ánh đèn sân khấu, Phương Thảo lại được trở về với chính cô, một cô gái mỏng manh, dịu dàng nhưng lại truân chuyên, đa tình khiến cho cuộc đời đầy chìm nổi, để cô tự nâng cuộc đời mình lên bằng chính đôi tay mà hãnh diện với đời, mà kể với thế gian chuyện của chính cô một cách đầy mơ mộng, cảm xúc.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
5 giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ca sĩ Phạm Phương Thảo: Qua 2 lần đò, tôi vẫn chưa tìm thấy bến đỗ bình yên