Cá voi đóng vai trò như một bể chứa carbon, đồng thời kích thích sự phát triển của những sinh vật phù du hấp thụ khí nhà kính.

Cá voi là giải pháp của tự nhiên giúp chống biến đổi khí hậu

Long Hải | 27/02/2022, 19:15

Cá voi đóng vai trò như một bể chứa carbon, đồng thời kích thích sự phát triển của những sinh vật phù du hấp thụ khí nhà kính.

ca-voi.jpg
Một con cá voi có thể hấp thụ trung bình khoảng 33 tấn CO2 trong suốt cuộc đời

Nếu muốn hiện tượng ấm lên toàn cầu ngừng lại hay thậm chí đảo ngược, chúng ta cần tìm cách loại bỏ CO2 khỏi bầu khí quyển. Việc bảo tồn và làm gia tăng số lượng cá voi trên Trái đất có thể sẽ là phương án tốt nhất.

Trong một báo cáo mang tên “Giải pháp của tự nhiên đối với biến đổi khí hậu” do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thực hiện, các nhà nghiên cứu đã tính toán và phát hiện ra rằng một con cá voi có thể hấp thụ trung bình khoảng 33 tấn CO2 trong suốt cuộc đời. Khi chết đi, xác của nó sẽ chìm xuống đáy đại dương cùng lượng CO2 đó và tồn tại trong nhiều thế kỷ trước khi phân hủy.

“Thiên nhiên đã mất hàng triệu năm để hoàn thiện công nghệ giảm thiểu carbon nhờ vào cá voi. Và điều mà con người cần làm là hãy để cho chúng sống khỏe mạnh”, các tác giả viết.

Vào tháng 2.2019, nhà sinh thái học Thomas Crowther từng phát biểu: “Cây là vũ khí mạnh mẽ nhất của chúng ta trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”. Kể từ đó, hàng loạt các chiến dịch trồng cây đã được phát động trên quy mô toàn cầu, với sự đồng hành của nhiều tên tuổi lớn như Elon Musk.

Nhưng theo báo cáo từ IMF, tiềm năng hấp thụ CO2 của cá voi còn vượt xa cây xanh. Cụ thể, một cây chỉ có thể hấp thụ được khoảng 23 kg CO2 mỗi năm - tức 2,4 tấn nếu sống đến 100 tuổi, so với 33 tấn của cá voi.

Sự khác biệt đó đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu Ralph Chami và Sena Oztosun đến từ Viện Phát triển năng lực của IMF cùng hai giáo sư Thomas Cosimano và Connel Fullenkamp, ​​lập luận rằng: Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu bây giờ nên được nhắm đến việc khôi phục quần thể cá voi đang bị sụt giảm từ hoạt động săn bắt công nghiệp của con người.

“Việc phối hợp các hoạt động kinh tế nhằm bảo vệ cá voi cần phải được đẩy lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự cộng đồng toàn cầu về khí hậu. Vai trò của cá voi là không thể thay thế trong việc giảm thiểu và xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Sự sống sót của chúng nên được tích hợp vào các mục tiêu của các quốc gia đã ký Thỏa thuận Paris năm 2015”, họ viết.

Ngoài việc tự nạp vào cơ thể mình một lượng CO2 đáng kể, cá voi còn hỗ trợ các loài thực vật phù du phát triển, đóng góp ít nhất 50% lượng oxy cho bầu khí quyển Trái đất và thu lại lượng CO2 nhiều hơn cả 1,7 nghìn tỷ cây xanh cộng lại. Đó là một diện tích tương đương với 4 khu rừng Amazon.

Vì những lý do trên, các tác giả trong báo cáo của IMF tin rằng việc bảo tồn cá voi nên là ưu tiên hàng đầu của chương trình nghị sự toàn cầu nhằm chống lại biến đổi khí hậu. “Để cứu lấy hành tinh của chúng ta, một con cá voi có giá trị bằng cả ngàn cây”, họ kết luận.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 phút trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cá voi là giải pháp của tự nhiên giúp chống biến đổi khí hậu