Cô gái họ Ma vừa từ bỏ công việc biên tập viên tại một công ty internet tư nhân ở Bắc Kinh để chuyển sang một công ty truyền thông nhà nước.

Các công ty Trung Quốc dùng phần mềm phát hiện nhân viên muốn nghỉ việc

Cẩm Bình | 26/02/2022, 15:20

Cô gái họ Ma vừa từ bỏ công việc biên tập viên tại một công ty internet tư nhân ở Bắc Kinh để chuyển sang một công ty truyền thông nhà nước.

Quyết định từ chức của cô Ma khiến cấp trên trực tiếp lẫn đồng nghiệp cảm thấy ngạc nhiên, nhưng giám đốc lại biết trước việc này. Vị giám đốc nói rằng ông biết cô tìm việc khác kể từ năm ngoái, khi cô cập nhật lý lịch của mình trên các trang web tìm việc.

Cô Ma không thể tin được chuyện ấy bởi cô đã cố sức che giấu suốt thời gian qua: cập nhật lý lịch bằng máy tính cá nhân, phỏng vấn bằng hình thức trực tuyến, không bao giờ xin nghỉ để đi phỏng vấn, hoàn thành công việc như bình thường...

Nhưng một bản tin cho biết một công ty khác đang sử dụng phần mềm do Sangfor - công ty công nghệ có trụ sở tại Thâm Quyến - phát triển để theo dõi hoạt động tìm việc của các nhân viên.

Theo cô Ma: “Có thể công ty tôi dùng phần mềm tương tự, hoặc giám đốc biết chuyện thông qua mạng lưới tuyển dụng nhân sự cá nhân”. Dù cách nào đi nữa, cô phát hiện thì ra công ty cũ theo dõi nhân viên sát sao như vậy.

Hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy phần mềm Sangfor phát triển theo dõi hồ sơ người tìm việc lẫn trang web tìm việc mà họ truy cập. Dựa trên dữ liệu thu thập được, phần mềm phân tích hoạt động tìm việc và gắn nhãn cam cho trường hợp bị nghi ngờ sẽ từ chức.

chinese01.jpg
Phần mềm theo dõi nhân viên - Ảnh: Handout

Theo dõi sát sao nhân viên là tình trạng phổ biến ở các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc. Nhiều nhân viên cho biết họ tin rằng bản thân bị giám sát trước khi có thông tin tiết lộ phần mềm Sangfor phát triển.

Một lập trình viên từng làm việc cho ByteDance chia sẻ: “Nói chung, máy tính bạn đang sử dụng phải cài đặt một số thứ gọi là phần mềm bảo mật để giám sát tất cả hành động của bạn. Công ty hoàn toàn có thể thu thập bất kỳ dữ liệu nào về bạn miễn là bạn kết nối với mạng nội bộ”. Nhân viên không có lựa chọn nào khác ngoài phải hành xử cẩn thận, vì quyền diễn giải các quy tắc thuộc về phía công ty".

Theo một nhân viên ByteDance khác, anh hiếm khi đăng bài trên các mạng xã hội Trung Quốc như WeChat, Weibo và thậm chí là Maimai (ứng dụng cho phép giao tiếp ẩn danh).

“Dù ứng dụng tuyên bố là ẩn danh, vẫn có khả năng bạn bị phát hiện”, nhân viên này cho hay.

Ngoài công nghệ, mạng lưới quan hệ đan xen giữa các giám đốc điều hành cũng là vũ khí giám sát lợi hại mà nhiều công ty nắm giữ.

Năm ngoái, một lập trình viên làm việc cho Pinduoduo bị sa thải sau khi đăng ẩn danh hình ảnh một chiếc xe cấp cứu chờ bên ngoài tòa nhà công ty trên Maimai với chú thích: “Một người đàn ông mạnh mẽ khác đã ngã xuống”.

Bị theo dõi trở nên phổ biến trong lĩnh vực công nghệ đến nỗi nhiều người chấp nhận nó như một phần điều kiện làm việc bình thường. Theo một nhân viên Didi: “Có vẻ như khi bạn chấp nhận gia nhập công ty công nghệ thì bạn phải chấp nhận thực tế như vậy. Nó dần trở thành tâm lý tự giám sát trước mỗi hành động. Chẳng hạn, tôi có thể sẽ dành 0,1 giây để suy nghĩ xem một số thông tin nên được gửi đến đâu và không nên gửi đến đâu”.

Theo Luật Bảo vệ thông tin cá nhân được áp dụng tại Trung Quốc từ tháng 11.2021, các công ty cần cho nhân viên biết về việc giám sát, được chấp thuận mới có thể tiến hành nếu không sẽ cấu thành hành vi xử lý bất hợp pháp thông tin cá nhân.

Nhưng luật sư Shi Yuhang thuộc Công ty luật Huiye (Thượng Hải) đánh giá phạm vi áp dụng luật chưa rõ ràng. Có thể phải cần thời gian áp dụng thực tế để xác định phạm vi, từ đó mới có thể hỗ trợ lao động bảo vệ quyền riêng tư của họ.

Bài liên quan
UnioTech tuyên bố phá vỡ sự độc quyền của Windows trong chiến dịch Trung Quốc tự lực về công nghệ
Theo các chuyên gia trong ngành, Trung Quốc đang đạt được tiến bộ ổn định về phát triển chip và hệ điều hành nội địa nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài khi đang chịu nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
7,2 tỉ USD có thể chảy vào Việt Nam ngay khi thị trường chứng khoán được nâng hạng
42 phút trước Tài chính và đầu tư
Ước tính, khoảng 7,2 tỉ USD vốn gián tiếp nước ngoài sẽ chảy vào thị trường Việt Nam ngay sau khi thị trường chứng khoán được nâng hạng. Việc này cũng mang lại 25 tỉ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các công ty Trung Quốc dùng phần mềm phát hiện nhân viên muốn nghỉ việc