Ngoài gây ra thiệt hại về tài sản lúc ập đến, bão lũ khi qua đi còn đem lại nguy cơ bùng phát nhiều bệnh truyền nhiễm.

Các bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát sau bão lũ

Cẩm Bình | 29/09/2022, 15:20

Ngoài gây ra thiệt hại về tài sản lúc ập đến, bão lũ khi qua đi còn đem lại nguy cơ bùng phát nhiều bệnh truyền nhiễm.

imrs.jpg
Tuần qua, nhiều nơi trên thế giới hứng chịu bão lũ - Ảnh: Getty Images

Nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp thì bệnh truyền nhiễm sẽ gây chết người. Thông thường bão lũ làm gia tăng rủi ro lây lan hai nhóm bệnh: bệnh truyền qua vật trung gian và bệnh truyền qua nước.

Nhóm bệnh thứ nhất lây lan thông qua một số ký sinh trùng hay mầm bệnh như muỗi. Ví dụ tiêu biểu là sốt xuất huyết, sốt rét, sốt chikungunya.

Nhóm bệnh thứ hai có các bệnh tiêu biểu như dịch tả, thương hàn, cầu trùng gây ra bởi nước bị ô nhiễm. Mầm bệnh phát tán do nước lũ hòa với nước thải cùng một số chất ô nhiễm khác rồi chảy đi khắp nơi.

Ngoài ra, lượng lớn dân cư sơ tán tập trung tránh trú ở một nơi cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp, đặc biệt là COVID-19.

untitled.jpg
Lượng lớn dân cư tập trung một nơi làm tăng nguy cơ lây lan COVID-19 - Ảnh: EPA

Trong và sau bão lũ không thể không thực hiện biện pháp phòng ngừa. Một số biện pháp có thể được áp dụng bao gồm: chỉ uống nước sạch và ăn thực phẩm chưa tiếp xúc với nước lũ; không dùng nước lũ hay nước không hợp vệ sinh để tắm rửa, đánh răng, rửa rau củ hay chuẩn bị thức ăn cho trẻ em; che đậy thức ăn, rửa tay sạch trước khi ăn; dùng mùng chống muỗi lúc ngủ và đeo khẩu trang.

Bài liên quan
Rửa tay bằng xà phòng giảm đến 40% nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
Vệ sinh tay giúp bảo vệ hàng triệu sinh mạng mỗi năm, khi được thực hiện đúng cách vào những thời điểm quan trọng. Đặc biệt rửa tay bằng xà phòng có thể giảm thiểu tới 40% nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ em.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia: Cần đánh giá kỹ tác động của chính sách
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Sáng 23.10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát sau bão lũ