Sau 2 ngày xét xử, sáng 12.1, TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên án sơ thẩm các bị cáo trong vụ án hình sự xảy ra tại Công ty lương thực Vĩnh Long và Công ty cổ phần Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum, gây thiệt hại kinh tế 102 tỉ đồng.

Các bị cáo sai phạm tại Công ty lương thực Vĩnh Long lãnh 42 năm tù

Bá Dũng | 12/01/2017, 16:22

Sau 2 ngày xét xử, sáng 12.1, TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên án sơ thẩm các bị cáo trong vụ án hình sự xảy ra tại Công ty lương thực Vĩnh Long và Công ty cổ phần Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum, gây thiệt hại kinh tế 102 tỉ đồng.

Hội đồng xét xửđã tuyên phạt đối với 4 bị cáo tại Công ty lương thực Vĩnh Long. Trong đó, bị cáoHuỳnh Văn Thức (42 tuổi, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh) 10 năm tù và Trần Thị Diễm Thuý (43 tuổi, nguyên Kế toán trưởng) 9 năm tù về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Phạm Anh Thơ (53 tuổi, nguyên Tổ trưởng Tổ Nông sản) nhận mức án 5 năm tù và Võ Minh Khôi (27 tuổi, nguyên nhân viên phòng Kế hoạch kinh doanh) 3 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước”.

Hai bị cáo làNguyễn Thị Tuyết Nghĩa (54 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum) lãnh 10 năm tù và Nguyễn Ngọc Thạch (35 tuổi, con trai bà Nghĩa, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum) lãnh 5 năm tù về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Công ty lương thực Vĩnh Long là chi nhánh của Công ty TNHH MTV Tổng công ty lương thực miền Nam, đượcgiao vốn để kinh doanh với mục tiêu kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn tổng công ty giao. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh, ông Dương Lê Dũng, Giám đốc công ty, mặc dù biết rõ việc Công ty lương thực Vĩnh Long tự ý hợp tác với Công ty Thịnh Phát là trái nguyên tắc, vượt thẩm quyền nhưng vẫn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng kinh tế gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

Sau nhiều lần chuyển tiền, Công ty lương thực Vĩnh Long đã không nhận được hàng hóa vàbị nâng khống số hàng thực nhậntheo hợp đồng đã ký. Và thiệt hại của Công ty lương thực Vĩnh Long có trách nhiệm chính của ông Dũng.

Ngày 6.11.2014, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công anđã khởi tố vụ án hình sự và lần lượt khởi tố các bị can trên. Quá trình điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra đã làm rõ tổng số tiền Công ty lương thực Vĩnh Long đã ứng thực hiện hợp tác kinh doanh vớiCông ty Thịnh Phát làhơn 102 tỉ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định đây là thiệt hại kinh tế do hành vi cố ý làm trái của bị can Dương Lê Dũng và đồng phạm gây ra. Tuy nhiên, đến ngày 4.12.2014, bị can Dương Lê Dũng tự sát tại trại giam và ngày 15.12.2014, cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra đối với Dương Lê Dũng.

Các bị can còn lại được xác định rõ từng hành vi sai phạm. Đối với Huỳnh Văn Thức đã có hành vi đề xuất ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hàng chục hợp đồng kinh tế với với Công ty Thịnh Phát trái quy định của nhà nước, gây thiệt hại hơn 102 tỉ đồng. Trần Thị Diễm Thuý có hành vi ký toàn bộ chứng từ đề nghị tạm ứng và thanh toán hợp đồng kinh tế theo chỉ đạo của Dương Lê Dũng.

Còn Phạm Anh Thơ được giao kiểm tra, xác nhận hàng hoá tại 2 kho hàng (kho 332, kho Diên Bình) làm cơ sở để công ty chuyển tiền tạm ứng. Thơ có trách nhiệm phải đi kiểm tra kho để lập các bảng xác nhân khối lượng hàng hoá, nhưng Thơ không làm tròn trách nhiệm dẫn đến Công ty Thịnh Phát không có hàng giao cho Công ty lương thực Vĩnh Long.

Võ Minh Khôi được giao nhiệm vụ giám sát khối lượng hàng thực tế nhập kho để báo cáo cho Phạm Anh Thơ tổng hợp ký bảng xác nhận khối lượng hàng hoá, nhưng Khôi không làm hết trách nhiệm, để Công ty Thịnh Phát nâng khống số lượng 8.100 tấn sắn, lát khô, gây thiệt hại hơn 32,4 tỉ đồng.

Còn ông Lưu Xuân Bá và ông Lê Văn Cẩn là 2 phó giám đốc Công ty lương thực Vĩnh Long đã ký chứng từ chi và chuyển số tiền 64 tỉ đồng (ông Bá ký chi 8 tỉ tạm ứng), nhưng do chỉ đạo của Dương Lê Dũng. Việc hợp tác với Công ty Thịnh Phát là do ông Dũng và Thức bàn bạc, thống nhất từ trước, ông Bá và ông Cẩn không biết việc xác nhận hàng khống. Việc ký của ông Bá và ông Cẩn chỉ là đủ thủ tục, không được hưởng lợi nên cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về phần 2 mẹ con lãnh đạo Công ty Thịnh Phát, do không có hàng giao nên Nghĩa và Thạch sử dụng hàng của hợp đồng sau chuyển qua thực hiện các hợp đồng trước. Khi không còn hàng và gặp khó khăn về tài chính, Nghĩa tiếp tục chỉ đạo Thạch và các nhân viên xác nhận khống 11.100 tấn hàng để nhận tiền ứng vốn kinh doanh, chi tiêu cho công ty và sử dụng cá nhân, không giao được hàng cho Công ty lương thực Vĩnh Long.

Số tiền Nghĩa và Thạch đã chiếm đoạt hơn 79 tỉ đồng. Được biết số tiền Công ty Thịnh Phát làm ăn thua lỗ từ năm 2011-2013 là trên 100 tỉ, đến nay còn nợ trên 44 tỉ đồng tiền thuế.

Qua phần xét hỏi, cả 4 bị cáo đều thừa nhận hành vi của mình nhưng đều cho rằng dosự chỉ đạo của Dương Lê Dũng. Riêng bị cáo Nghĩa nóirằng do công việc làm ăn, xuất hàng thường xuyên nên có sự “uyển chuyển” hàng của đơn hàng sau lên đơn hàng trước, không thừa nhận hành vi của mình. Bị cáo Thạch thì nóichỉ làm theo mệnh lệnh của mẹ mình.

Hội đồng xét xửnhận định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớncho tài sản của Nhà nước. Nhưng trong quá trình điều tra các bị cáo đã thành khẩn khai báo và dùng tài sản đền bù lại nên được sự khoan hồng của pháp luật.

Long Vĩnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
13 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các bị cáo sai phạm tại Công ty lương thực Vĩnh Long lãnh 42 năm tù