Từ ngày 15-17.6, Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng, tập trung ở khu vực vùng núi và trung du.

Các hồ thủy điện miền Bắc có khả năng được cải thiện sau ngày 15.6

Đan Thùy (tổng hợp) | 15/06/2023, 10:08

Từ ngày 15-17.6, Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng, tập trung ở khu vực vùng núi và trung du.

Nửa cuối tháng 6.2023, lượng mưa khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 10 - 20%, các nơi khác phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10 - 30%. Riêng khu vực từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và một số nơi thuộc miền Tây Nam Bộ thấp hơn từ 30 - 40%.

"Mưa ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có xu hướng tập trung vào giữa và cuối tháng 6, trong đó Bắc Bộ có khả năng xuất hiện 3 đợt mưa diện rộng. Như vậy với diễn biến này, tình trạng hạn hán ở khu vực Bắc Bộ cũng như các hồ thủy điện ở miền Bắc sau ngày 15.6 có khả năng được cải thiện", ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết.

Dự báo lưu lượng trung bình đến các hồ chứa lớn trên sông Đà sẽ tăng nhẹ. Lượng nước về các hồ thủy điện như sau: hồ Lai Châu 280 - 350m3/s, mực nước hồ tăng 3,5 - 4m; khu vực Lai Châu - Sơn La có khả năng đạt mức 400 - 600m3/s; mực nước Hồ Sơn La tăng 0,8 - 1,3m; khu giữa hồ Sơn La - Hòa Bình: 400 - 500m3/s, mực nước hồ giảm: 0,3 - 0,5m (tính mực nước hồ theo giả thiết không phát điện).

Tình hình thủy văn tốt lên cùng với các tổ máy nhiệt điện được khắc phục sẽ góp phần giảm bớt căng thẳng trong việc cung cấp điện cho miền Bắc những ngày sắp tới.

ho-thuy-dien-ialy-ngay-10520230518192630.jpg

Theo dự báo của cơ quan khí tượng, từ nay đến 10.7, lượng mưa ở khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 10 - 20%, các nơi khác phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10 - 30%, riêng tại khu vực từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và một số nơi thuộc miền Tây Nam bộ thấp hơn từ 30 - 40%.

Dự báo xa hơn về xu thế lượng mưa từ tháng 7 - 8, ông Nguyễn Văn Hưởng cho hay, tổng lượng mưa hầu hết các khu vực trong cả nước phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm. Riêng tháng 8, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến cao hơn từ 5 - 20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Mùa lũ năm 2023 trên các sông suối ít có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm. Đỉnh lũ trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến ở mức báo động 1 - báo động 2, riêng các sông suối nhỏ từ báo động 2 - báo động 3, các đợt lũ chủ yếu tập trung trong các tháng 7 đến tháng 9.

Ông Nguyễn Văn Hưởng cũng cho rằng, nửa cuối tháng 6, nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 - 1 độ C. Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xảy ra nhiều ngày nắng nóng, số ngày nắng nóng ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng xảy ra vào ban ngày, chiều tối và đêm, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Khoảng tháng 7 - 9, do ảnh hưởng của trạng thái El Nino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và đông Thái Bình Dương), nắng nóng có khả năng gia tăng, tập trung nhiều tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

Cao điểm nắng nóng tại miền Bắc tập trung vào tháng 6, 7; miền Trung là tháng 6 - 8. Các đợt nắng nóng trung bình kéo dài từ 2 - 4 ngày, có đợt dài hơn. Số ngày nắng nóng năm 2023 có thể xuất hiện nhiều hơn so với năm 2022. Nhiều khả năng xuất hiện những giá trị nhiệt độ cao nhất vượt kỷ lục cũ đã từng được quan trắc.

Bài liên quan
Nước, hạn hán và cà phê ở Tây Nguyên: Tìm lối ra cho sự phát triển lâu dài của cây chủ lực
Tây Nguyên đang vào cuối mùa khô. Nhưng theo dự báo, năm nay mùa khô có thể kéo dài tới cuối tháng 5. Khi nào bướm bay rợp trời, lao lia lịa vào kính xe trên đường thì báo hiệu mùa mưa Tây Nguyên sắp về. Năm 1994 - 1995 và cả năm 2005 nữa, Tây Nguyên từng đại hạn, nhưng có lẽ năm nay hạn nặng nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các hồ thủy điện miền Bắc có khả năng được cải thiện sau ngày 15.6