Các cuộc tấn công vào kiệt tác nghệ thuật ngày càng gia tăng. Theo Mutualart, có nhiều lý do dẫn tới hành động này: Từ tình hình chính trị, xã hội, bất bình của cá nhân hoặc người có thần kinh bất ổn.

Các kiệt tác hội họa ngày càng bị phá hoại nhiều vì lý do gì?

Nhật Hạ | 17/10/2022, 14:18

Các cuộc tấn công vào kiệt tác nghệ thuật ngày càng gia tăng. Theo Mutualart, có nhiều lý do dẫn tới hành động này: Từ tình hình chính trị, xã hội, bất bình của cá nhân hoặc người có thần kinh bất ổn.

Phá hoại gây chú ý có… chiến thuật

Sự kiện mới chỉ xảy ra cách đây vài ngày là bức tranh Hoa hướng dương (Sunflowers) của Van Gogh tại Phòng trưng bày Quốc gia Anh quốc bị tạt nước sốt cà chua bởi 2 người phụ nữ lạ mặt. Tổ chức Just Stop Oil sau đó đã lên tiếng thừa nhận 2 thành viên trong tổ chức đã cố tình phá hoại tác phẩm để kêu gọi nhận thức của công chúng đối với tình trạng biến đổi khí hậu.

guardian.png
Hai thành viên của Just Stop Oil đang ném sốt cà chua vào bức tượng "Hoa hướng dương" của Van Gogh

Mel Carrington - phát ngôn viên của Just Stop Oil - cho biết trên Washingtonpost, mục đích của nhóm là tạo ra dư luận xung quanh cuộc khủng hoảng nhiên liệu và các hành động cần thiết để ngăn chặn. Theo Carrington, Hoa hướng dương của Van Gogh không liên quan đến điều đó nhưng đây là "một bức tranh mang tính biểu tượng, của một họa sĩ biểu tượng" và việc tấn công vào “biểu tượng” sẽ tạo ra sự chú ý.

Carrington còn cho biết nhóm đã kiểm tra rằng tác phẩm được lồng kính, vì vậy, súp cà chua không gây thiệt hại và có thể dễ dàng lau sạch.

Năm 2008, luật sư M. J. Williams từng xuất bản bài nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng các tác phẩm nghệ thuật giá trị bị phá hoại liên tục. Dựa trên các tư liệu thu thập được, ông chia các hành vi phá hoại nghệ thuật làm hai loại: chiến thuật và biểu cảm.

Trong đó, "Loại hành động mang tính chiến thuật gồm các cuộc tấn công nhằm thu hút sự chú ý đến mục đích chính trị. Hành động phá hoại này nhắm vào các tác phẩm nghệ thuật được công chúng tôn trọng", ông viết.

Như vậy, việc tấn công vào bức tranh “biểu tượng” trên là ví dụ điển hình cho việc tấn công có chiến thuật, mang mục đích chính trị.

Hồi tháng 7, các thành viên của nhóm Just Stop Oil này đã dán tay lên khung tranh The Hay Wain của John Constable - kiệt tác hơn 200 năm tuổi - đặt tại Phòng trưng bày Quốc gia ở London. Họ cũng có hành động tương tự với bản sao bức Bữa tối cuối cùng của danh họa Leonardo da Vinci, do hai học trò của ông vẽ, tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia London. Họ còn phun sơn dòng chữ "No new oil" (Không có dầu mới) bên dưới bức tranh.

Cũng trong tháng 7, tại Ý, nhóm Ultimate Generazione đã tấn công tác phẩm Primavera của Botticelli tại Phòng trưng bày Uffizi ở Florence. Hồi tháng 8, hai thành viên của nhóm dán tay họ vào chân một bức tượng cổ ở Vatican.

Bức họa Mona Lisa – “nạn nhân” của phá hoại có chủ đích

Hồi tháng 5.2022, kiệt tác Mona Lisa bị một người đàn ông đội tóc giả, ngồi xe lăn sau khi cố gắng phá tấm kính bảo vệ bức tranh bất thành đã chuyển sang bôi trát kem lên bên ngoài tác phẩm tại bảo tàng Louvre. Tranh được che chắn bởi kính chống đạn, vì thế không bị ảnh hưởng. ABC News cho biết, hành động nhằm mục đích... nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

Đây không phải lần đầu tiên bức tranh Mona Lisa bị phá hoại. Năm 1956, khu vực phía dưới của kiệt tác bị hư hại nghiêm trọng do một kẻ phá hoại tạt axit. Ngay sau vụ phá hoại, bức tranh được đặt trong tấm kính bảo vệ.

Khi tranh trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo năm 1974, một phụ nữ đã phun sơn đỏ lên để phản đối việc bảo tàng phân biệt người khuyết tật. Đến năm 2009, một phụ nữ Nga đã ném tách trà bằng sứ vào tranh tại Louvre vì bị từ chối nhập quốc tịch Pháp. May mắn là chiếc cốc bị vỡ dù đập vào mặt kính nhưng bức tranh không bị hư hại.

tranh.png
Kẻ phá hoại bức tranh Mona Lisa tại bảo tàng Louvre hôm 29.5 - Ảnh: Marca

Bức tranh nổi tiếng này cũng từng bị đánh cắp vào năm 1911. Kẻ trộm là Vincenzo Peruggia, một người Italy. Vài năm sau vụ mất trộm, bức tranh mới được trả lại bảo tàng Louvre, kẻ lấy cắp cũng sau đó cũng bày tỏ sự hối lỗi.

Ngoài bức họa Mona Lisa, một số tác phẩm khác cũng là nạn nhân của sự phá hoại gây chú ý vì mục đích chính trị. Có thể kể đến sự kiện năm 1993 khi một băng nhóm xã hội đen đánh bom phòng trưng bày Uffizi nhằm gây bất ổn cho Chính phủ Ý. Năm người đã tử vong và hàng loạt bức tranh bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc tấn công. Năm 2002, bức tượng Margaret Thatcher do nhà điêu khắc Neil Simmons thực hiện đã bị một thanh niên trẻ cắt đầu với mục đích phản đối chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

Vào thế kỷ thứ 5, Vandals - một bộ lạc vùng Đông Đức - đã xâm lược Rome và phá hủy hàng loạt tác phẩm nghệ thuật, công trình kiến trúc thiêng liêng. Thuật ngữ Vandalism (tạm dịch: sự phá hoại) cũng được xuất phát từ sự kiện này.

Thêm mắt cho tác phẩm hội họa vì buồn chán; chém tranh vì không tìm được việc làm

Hồi tháng 2, nhân lúc buồn chán, một bảo vệ đã dùng bút bi vẽ thêm bộ phận cho các nhân vật trong tranh của họa sĩ Anna Leporskaya vẽ vào năm 1932-1934. Người  bảo vệ này trong ngày đầu tiên đi làm tại phòng triển lãm ở Trung tâm Yeltsin, Ekaterinburg, Nga đã dùng bút bi vẽ thêm mắt cho 2 trong số 3 nhân vật không gương mặt  trong bức tranh của Anna Leporskaya.

themat.jpg
Bức tranh triệu đô đã được nhân viên bảo vệ vẽ thêm 2 đôi mắt vào 2 trong số 3 nhân vật trong tranh chỉ vì... buồn chán

Bức tranh đã được định giá bảo hiểm hơn một triệu USD. Chuyên gia phục chế tại Tretyakov ước tính rằng việc sửa lại tiêu tốn hơn 3.300 USD.

Năm 1911, một thợ đóng giày thất nghiệp đã dùng dao chém vào bức tranh The Night Watch nổi tiếng của Rembrandt vì bức xúc không tìm được việc làm. Năm 1975, giáo viên Wilhelmus de Rijk dùng dao đâm 12 vết lên mặt tranh, dài tới hơn 30 cm tại Bảo tàng Rijksmuseum. Tranh sau đó được phục chế nhưng sự hư hại vẫn có thể phát hiện khi nhìn cận cảnh.

Năm 1990, một bệnh nhân tâm thần sau khi bỏ trốn đã phun acid vào tác phẩm.

Năm 1972, Laszlo Toth, một người đàn ông Hungary dùng búa đập phá bức tượng điêu khắc Pietà (Đức mẹ sầu bi) – bức tượng duy nhất có chữ ký của nhà điêu khắc Michelangelo. Laszlo Toth đã nhảy qua hàng rào Vương Cung Thánh Ðường thánh Phêrô để phá hoại Pietà, vừa đập bức tượng vừa vừa hét lên những lời lẽ cuồng tín và sau đó bị tống vào trại tâm thần.

david.jpg
Một phần bức tượng David được coi lại tuyệt tác nghệ thuật thời Phục hưng của Michelangelo

Bức tượng David, tác phẩm khác của Michelangelo cũng là nạn nhân của những kẻ tâm thần. Năm 1991, một người đàn ông đã cầm một cây búa đã đột nhập vào bảo tàng Florence, phá vỡ một phần ngón chân của David trước khi chính quyền ngăn hắn lại. Khi bị hỏi lý do tấn công, gã nói rằng người mẫu trong một bức họa hồi thế kỷ 16 đã bảo hắn phải làm vậy. Năm 2005, cũng gã này tiếp tục tấn công một bảng huy chương kỷ niệm ở Florence với một hộp sơn xịt bởi nó có chứa "một câu chẳng có chút nghĩa lý gì".

Ngày nay, các nhà chức trách đang khá đau đầu trong việc bảo quản bức tượng tuyệt mĩ này. Kiệt tác điêu khắc thời Phục hưng này đang có những vết nứt nhẹ, tập trung ở mắt cá chân trái

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các kiệt tác hội họa ngày càng bị phá hoại nhiều vì lý do gì?