Các trường đại học trao đổi tín chỉ trong khu vực Đông Nam Á. Đây là 1 trong 2 hoạt động của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á do Đại học Quốc gia Hà Nội đăng cai tổ chức nhân năm ASEAN 2015 tại Việt Nam.

Các trường đại học trao đổi tín chỉ trong khu vực Đông Nam Á

Một Thế Giới | 03/04/2015, 16:01

Các trường đại học trao đổi tín chỉ trong khu vực Đông Nam Á. Đây là 1 trong 2 hoạt động của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á do Đại học Quốc gia Hà Nội đăng cai tổ chức nhân năm ASEAN 2015 tại Việt Nam.

Các trường đại học trao đổi tín chỉ trong khu vực Đông Nam Á. Đây là 1 trong 2 hoạt động của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á do Đại học Quốc gia Hà Nội đăng cai tổ chức nhân năm ASEAN 2015 tại Việt Nam. Trong hai ngày 1-2.4.2015, tại Đại học Quốc gia Hà Nội diễn ra phiên khai mạc Hội nghị thường niên của Ban điều hành hệ thống trao đổi tín chỉ trong mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN-ACTS) lần thứ 7.
Hội nghị sẽ diễn cùng đại diện lãnh đạo của hơn 25 trường Đại học thuộc AUN.
Tại Hội nghị, các đại biểu đến từ các trường đại học khác nhau trong cộng đồng đã cùng chia sẻ các ý tưởng nhằm tìm ra giải pháp phát triển bền vững và vận hành nhịp nhàng hệ thống trao đổi tín chỉ giữa các trường thành viên.
Đây không phải là việc dễ dàng, nhất là khi các trường Đại học thuộc AUN vẫn đang tổ chức các chương trình đào tạo theo các niên biểu khác nhau, thời gian của khóa học, thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi kỳ học chưa đồng nhất giữa các trường trong cộng đồng.
Cac truong dai hoc trao doi tin chi trong khu vuc Dong Nam A-hinh-anh-1
 Các đại biểu đến từ các trường Đại học thuộc khối Asean cùng bàn thảo trao đổi tín chỉ trong giảng dạy. Ảnh VNU
Về việc công nhận tín chỉ, trước kia với cùng một môn học, ở một số trường có số tín chỉ khác nhau nên các đại biểu còn tranh luận về việc có được công nhận như nhau hay không. Tại hội nghị này, sau khi thảo luận, các đại biểu đã thống nhất quan điểm chung là theo chuẩn đầu ra, tức là thời lượng đào tạo có thể khác nhau, nhưng nếu đạt chuẩn đầu ra thì vẫn được công nhận. Đó là bước tiến rất lớn qua nhiều phiên thảo luận.
Hội nghị lần này cũng đã thảo luận về việc mở rộng trao đổi tín chỉ với các học viên cao học tham gia vào các chương trình nghiên cứu chung, các nhà khoa học trẻ, các nghiên cứu sinh…, không chỉ dừng lại ở việc trao đổi tín chỉ với sinh viên.
Hiện nay các trường Đại học ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội rất chú trọng tới việc tăng cường hội nhập và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong công tác đào tạo.
Hội nghị hệ thống chuyển đổi tín chỉ mạng lưới Đại học Đông Nam Á tạo cơ hội cho Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các trường Đại học trong khu vực xây dựng các chuẩn mực chung của AUN trong công tác đào tạo từ ngôn ngữ tới nội dung giảng dạy… Từ đó, học sinh của nước này có thể sang các quốc gia khác trong khu vực học từ 1 – 2 học kỳ sau đó trở về nước học tiếp các học kỳ còn lại và vẫn được cấp các chứng chỉ tương đương.
Việc trao đổi như vậy nhằm tăng cường các chỉ số quốc tế hóa. Thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, mỗi nước sẽ phải luôn trau dồi, tăng cường hội nhập quốc tế các chương trình đào tạo của mình theo chương trình chung của khu vực. Ngoài ra, việc trao đổi sinh viên cũng sẽ giúp khuyến khích các em sinh viên nâng cao năng lực ngoại ngữ, chuyên môn để có thể hội nhập hóa.
Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn cho biết, cuối năm 2015 sẽ hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC - Asean Economic Community), do vậy, càng quyết tâm cùng nhau xây dựng và phát triển một cộng đồng các trường đại học Đông Nam Á lớn mạnh, vươn tầm thế giới, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế của Cộng đồng Asean.
Ngoài ra, theo ý kiến thống nhất, các trường Đại học Đông Nam Á sẽ đón thêm 3 thành viên từ ngoài Asean là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cùng tham gia vào nỗ lực trên.
Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng sẽ đóng góp tích cực vào việc xây dựng các cơ chế, chính sách, các nguồn học bổng cho sinh viên để đảm bảo hoạt động bền vững của AUN-ACTS.
Giám đốc điều hành AUN, bà Nantana Gajaseni nhấn mạnh, kể từ Hội nghị thường niên của Ban điều hành hệ thống trao đổi tín chỉ trong mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2009 đến nay, hệ thống này đã trải qua một chặng đường dài phát triển và đang không ngừng được mở rộng.
“Chúng tôi cũng hi vọng sẽ có nhiều hơn nữa các trường đại học thuộc ASEAN+3 tham gia vào chương trình ACTS và hội nghị này là để thảo luận về kế hoạch mở rộng các chương trình trao đổi tín chỉ với các trường đại học không phải là thành viên của AUN vào năm 2017.
Ngoài ra, tôi cũng xin thông tin thêm rằng, hiện Dự án EU SHARE đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình chuẩn bị và sẽ được thực hiện trong năm nay”, bà Nantana Gajaseni cho biết thêm.
Tổng thư ký Ban điều hành AUN – ACTS – TS. Melda Kamil Ariadno cho biết, tính đến tháng 2.2015, sau hơn 4 năm triển khai hệ thống này đã có 1518 chương trình trao đổi tín chỉ. Con số này cho thấy hệ thống của chúng ta đã được rất nhiều sinh viên từ các trường đại học thành viên của AUN biết đến.
Hơn thế nữa, AUN còn nhận được sự quan tâm của các trường đại học thuộc ASEAN +3 và từ Liên minh Châu Âu.
Theo giaoducvietnam.vn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các trường đại học trao đổi tín chỉ trong khu vực Đông Nam Á