Phòng tiếp khách của tổng thống, gồm hai phòng thông nhau. Tại phòng dành tiếp khách nước ngoài, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt ghế ngồi của mình cao hơn các ghế khác.

Cách bày ghế khác nhau của Tổng thống Thiệu trong dinh Thống Nhất

Lê Ngọc Dương Cầm | 01/05/2017, 16:45

Phòng tiếp khách của tổng thống, gồm hai phòng thông nhau. Tại phòng dành tiếp khách nước ngoài, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt ghế ngồi của mình cao hơn các ghế khác.

11 giờ 30 phútngày 30.4.1975, hai chiếc xe tăng của quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập. Chiếc xe tăng số hiệu 843do trung úy Bùi Quang Thận húc đổ cổng phụ,sau đó chiếc xe tăng số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn húc đổ cổng chính của cơ quan đầu não chính quyền Sài Gòn. Trung úy Bùi Quang Thận đã tiến lên nóc dinh, hạ cờ chính quyền Sài Gòn xuống, kéo cờ Mặt trậnGiải phóngmiền Namlên, kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước. Trung tâm quyền lực của chế độSài Gòn một thời đã được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất,được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vàmở cửa cho ngườidân đến tham quan.

Nơi đây còn lưu giữ nhiều vật dụng cá nhân của các đời tổng thống VNCH: Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu cùng gia đình ở tầng trên cùng. Ngoài ra còn có các phòng dành chotổng thống và gia đình sinh hoạt: 2 phòng ngủ, phòng ăn, phòng chiếu phim và phòng giải trí...

Dinh Thống Nhất ngày nay nhìn từ bên ngoài

Tổng cộng trong dinh có khoảng 100 phòngở 3 tầng chính và hai gác lửng. Trong đó cócác phòng làm việcchính: phòngKhánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của tổng thống và phó tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến và nhà bếp.Trên sân thượng còn có một bãi đậu máy bay trực thăng.

Phủ tổng thống của chế độ Sài Gòn đượckhởi công vào năm 1962 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và khánh thành vào ngày 31.10.1966. Công trình cao 26m, có diện tích xây dựng 4.500m2, diện tích sử dụng 20.000m2, nằm trong khuôn viên rộng 12 ha, tọa lạc ở 4 mặt tiền các con đường ngày nay là: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Du, Nguyễn Thị Minh Khai và Huyền Trân Công Chúa.

Phòng ngủ của tổng thống khá đơn giản so với nhiều phòng ngủ sang trọng trong các biệt thự ngày nay

Bàn, ghế trong phòng được chạm trổ tinh xảo

Một phòng ngủ dành cho các thành viên gia đình tổng thống

Bàn tiếp khách khá xinh xắn và sang trọng

Cạnh hai phòng ngủ là khu trưng bày những món quà do các nước và các tỉnh tại miền Nam dành tặng tổng thống

Phòng ăn dành riêng cho gia đình tổng thống

Để tạo cảm giác như đang ở trên mặt đất, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã thiết kế thêm khoảng xanh tự nhiên ở giữa tầng lầu

Kế đólà phòng khách của phu nhân tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây dành cho đệ nhất phu nhân tiếp đón, chiêuđãiphu nhân củanguyên thủ các nước, các quý bà hayđại diện các đoàn thể trong và ngoài nước

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang tiếp khách quốc tế tại phòng khách -Ảnh chụp từtư liệu Dinh Thống Nhất

Phòng chiếu phim dành riêng cho gia đình tổng thống

Máy chiếu phim

Quầy bartrong phòng giải trí

Các tầng dưới là nơi đểtổng thốnglàm việc quốc gia. Trong ảnh là phòng tiếpkhách của tổng thống, gồm hai phòng thông nhau.Tại phòng dànhtiếp khách nước ngoài, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt ghế ngồi của mình cao hơn các ghế khác

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang tiếp khách quốc tế. Ảnh chụp từtư liệu Dinh Thống Nhất

Trong phòng tiếp khách là cáctướng lĩnhngười Việt Nam dưới quyền, Tổng thống VNCH đặt ghế ngồi của mình ngang bằngvới các ghế khác

Gần phòng khách của tổng thống là phòng khách của phó tổng thống

Phòng làm việc chính của Tổng thống VNCH

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1923, tại làngTri Thủy, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Trên bức tường có bức tranh cảnh làng quê của ông

Phòng họp nội các lànơi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Tổng trưởng và Nội các Việt Nam Cộng hòa. Theo sắc lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành tháng 11.1967, Nội các gồm thủ tướng, 19 tổng trưởng và bộ trưởng, 7 thứ trưởng

Phòng trình Quốc thư. Trước năm 1975, nhiều nước có Đại sứ quán tại Sài Gòn đến đây trình Ủy nhiệm thư cho tổng thống

Phòng Khánh tiết có sức chứa 500 người, là nơi để tổ chức các cuộc họp, chiêu đãivà ra mắt nội các

Phòng đại yến, có sức chứa 100 khách, nơi diễn ra những tiệc chiêu đãi cấp quốc gia

Bếp ăn phục vụ các buổi tiệc chiêu đãi. Bếp được trang bị như một khách sạn 5 sao vào thời đó. Các thiết bị đều làmbằng inox và được sản xuất tại Nhật vào năm 1966

Trung úy phi côngNguyễn Thành Trung lái máy bayném bom tạiDinh Độc Lập vào ngày 8.4.1975

Chiếc xe tăng số hiệu 390 lịch sử trong khuôn viên Dinh Thống Nhất

Và chiếc xe tăng số hiệu 843

Phiên bản chiếc xe Jeap M151 A2 đưa ông Dương Văn Minh, Tổng thốngcuối cùng của VNCH ra đài phát thanh đọc lờituyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng trưa 30.4.1975

Sau 42 năm thống nhất, đất nước phát triển, trung tâm quyền lực của Sài Gòn một thời đã trở thành di tích lịch sử

Bài, ảnh: Dương Cầm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiêu thụ điện lập kỷ lục, cảnh báo hóa đơn tiền điện tăng cao
Cuối tháng 4, thời tiết nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục, có ngày lên tới gần 1 tỉ kWh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách bày ghế khác nhau của Tổng thống Thiệu trong dinh Thống Nhất