Khi thấy da có dấu hiệu bị cháy nắng, bạn cần áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp chữa lành và làm dịu vùng da bị cháy nắng:

Cách ‘cứu nguy’ cấp tốc cho làn da cháy nắng

La Hường | 08/07/2018, 14:31

Khi thấy da có dấu hiệu bị cháy nắng, bạn cần áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp chữa lành và làm dịu vùng da bị cháy nắng:

Làm mát da càng sớm càng tốt

Da bị cháy nắng cần được làm mát da càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh, khăn ướt, gạc ẩm hoặc đá được bọc trong một chiếc khăn, xoa nhẹ lên vùng da cháy nắng để giúp da có cảm giác mát hơn, cân bằng nhiệt độ cho vùng da bị cháy nắng. Lưu ý không đặt trực tiếp đá lạnh hoặc khăn quá lạnh (khăn để trong tủ đá) lên da vì điều này có thể khiến da trở nên tồi tệ hơn.

Nếu bạn bị cháy nắng toàn thân, bạn cũng có thể tắm với nước mát để làm dịu cơn đau rát. Sau đó, nên giữ một lớp nước mỏng trên da rồi bôi một loại kem dưỡng ẩm cho toàn thân.

Uống nhiều nước

Do da bị cháy nắng đã bị mất nước rất nhiều, nên sau khi đã làm mát da từ bên ngoài, bạn cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp làm dịu da. Bạn cần lưu ý, để giữ cho da luôn khỏe mạnh, bạn cần phải liên tục giữ nước cho cơ thể. Đặc biệt là sau khi bị cháy nắng, bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa để da hồi phục lại như ban đầu.

Thoa kem dưỡng ẩm

Khi da bị cháy nắng, bạn hãy sử dụng loại kem dưỡng ẩm có chứa những thành phần lô hội, bạc hà, long não hoặc đậu nành sẽ giúp làm dịu làn da bị cháy nắng, da đỡ căng rát và không bị bong tróc.

Lưu ý không sử dụng các loại kem dưỡng có chứa các thành phần petroleum, benzocaine, lidocaine vì chúng có thể khiến da có cảm giác nóng hơn hoặc gây kích ứng cho da. Lưu ý thoa kem nhẹ nhàng, nếu da bị rộp, đừng làm chúng vỡ ra vì nó sẽ khiến vết da cháy nắng của bạn tệ hơn. Da bị rộp có nghĩa là bạn bị cháy da cấp độ hai. Hãy cứ để vết rộp tự lành và giúp bạn tránh khỏi nhiễm khuẩn.

Bảo vệ da trong thời kỳ phục hồi

Khi da bị cháy nắng tức là da đang có tổn thương, vì vậy khi ra ngoài trời nắng, bạn nên sử dụng quần áo che chắn vùng da bị ảnh hưởng, mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành. Thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài, dù trời nhiều mây mù.

Để bảo vệ da khi ra nắng, cần bổ sung những thực phẩm sau:

Trà xanh: Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa được gọi là EGCGs, là một nhóm các phenol thực vật có tên là tannin. Nó có vô số lợi ích cho sức khỏe, một trong số đó là nó giúp ngăn chặn thiệt hại nghiêm trọng xảy ra với các tế bào da tiếp xúc với các tia UV có hại của ánh nắng mặt trời.

Cà chua:Cà chua có nhiều chất chống oxy hóa được gọi là lycopene. Lycopene cùng với vitamin C giữ cho làn da và cơ thể đủ nước. Hơn nữa, nó ngăn cản các tia UV xâm nhập vào da và giữ cho các mô da dễ bị tổn thương bởi các tia UV được bảo vệ an toàn.

Dâu tây:Chứa vitamin A, B, và C. Vitamin C đặc biệt giúp giữ ẩm cho làn da. Nó trực tiếp giúp ngăn chặn tia UV thông qua các anthocyanin có trong dâu tây. Những anthocyanin và phytonutrients này chặn các tia nắng mặt trời làm hư hại cơ thể. Anthocyanin là các hợp chất có chứa các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da.

Omega-3: Thực phẩm giàu omega-3 như dầu cá, rau diếp và hạt chia được biết đến để cải thiện sức khỏe làn da bằng cách chống lại mụn trứng cá, làm da săn chắc cũng như duy trì độ sáng của da. Ngoài những đặc tính này, nó còn được biết đến để bảo vệ làn da khỏi tia UV và giảm nguy cơ ung thư.

Hà Anh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách ‘cứu nguy’ cấp tốc cho làn da cháy nắng