Ngày 28.4, hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình ở Hồng Kông, đòi chính quyền đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc này hủy kế hoạch dẫn độ về đại lục, một ý tưởng khiến các nhà đầu tư phải lo ngại.

‘Cách mạng dù’ lại bùng nổ ở Hồng Kông, chống luật dẫn độ về Trung Quốc

Mỹ Trinh | 30/04/2019, 09:35

Ngày 28.4, hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình ở Hồng Kông, đòi chính quyền đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc này hủy kế hoạch dẫn độ về đại lục, một ý tưởng khiến các nhà đầu tư phải lo ngại.

Người phát ngôn cảnh sát Hồng Kông hôm 29.4 cho hãng tin CNBC biếtước tính 22.800 người xuống đường lúc đỉnh điểm cuộc biểu tình. Các nhà tổ chức cuộc biểu tình nói có 130.000 người tham gia, theo báo giới Hồng Kông. Người biểu tình đi rồng rắn ở những khu vực thường bị kẹt xe, mang theo các biểu ngữ chỉ trích kế hoạch dẫn độ của chính quyền đặc khu. .

Nhiều người biểu tình cũng giương chiếc dù vàng, một phương tiện đã trở thành biểu tượng cho niềm khát vọng dân chủ ở Hồng Kông, sau cái gọi là “Cách mạng dù” vốn làm rúng động thành phố này hồi năm 2014. Lúc đó, người của phong trào dù vàng đòi có tiếng nói trong cuộc bầu cử chức danh đặc khu trưởng. Theo quy địnhhiện nay, người nào được chính quyền Trung Quốc chấp thuận mớitrúng chức danh này.

Theo CNBC, kế hoạch dẫn độ gây lại sự lo ngại nơi người dân, về sự suy giảm quyền tự trị của Hồng Kông, gần 22 năm sau khi Anh trao trả xứ nhượng địa này cho Trung Quốcvào ngày 1.7.1997. Từ ngày đó, Hồng Kông trở thành một đặc khu hành chính của Trung Quốc, vẫn được giữ những luật riêng, đồng tiền riêng và tự nắm quyền điều hành kinh tế.

Nhưng đề xuất luật dẫn độ được đưa ra, sau một vụ giết người hồi tháng 2.2018, mà thủ phạm được cho là một người Hồng Kông ở Đài Loan. Vụ này cho thấy Hồng Kông và đặc khu hành chính Macau (thuộc Trung Quốc) thiếu cơ chế dẫn độ. Cách khắc phục của chính quyền Hồng Kông là sửa luật nhằm cho phép dẫn độ, nhưng quyền này thuộc về Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Nhưng các chuyên gia pháp lý và các nhóm doanh nghiệp đều phản đối ý tưởng lập luật dẫn độ, vì nó đe dọa quychế “một quốc gia hai chế độ” mà Hồng Kông thụ hưởng từ khi được Anh trả về Trung Quốc. Hồi tháng 3, Phòng Thương mại Mỹ ra tuyên bố nêu rõ niềm tin đề xuất này sẽ kéo giảm sức thu hút của Hồng Kông đối với các công ty quốc tế: “Uy tín quốc tế của Hồng Kông từ sự thượng tôn pháp luật là một di sảnvô giá”.

Chuyên gia Rob Koepp chuyên về Trung Quốc của Mạng lưới các nhà kinh tế học Hồng Kông nói: “Các doanh nghiệp địa phương lo sợ sự sụp đổ hàng rào pháp lý ngăn cách Hồng Kông với Trung Quốc sẽ là một cú đòn mạnh vào vị thế cạnh tranh của Hồng Kông”.

Mỹ Trinh (theo CNBC)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Cách mạng dù’ lại bùng nổ ở Hồng Kông, chống luật dẫn độ về Trung Quốc