Marou có kế hoạch mở rộng thị trường ở châu Á, gồm cả các quán cà phê từ Nhật Bản đến Singapore.

Cách Marou đưa Việt Nam lên bản đồ sô cô la thế giới

Nhân Hoàng | 05/04/2021, 11:05

Marou có kế hoạch mở rộng thị trường ở châu Á, gồm cả các quán cà phê từ Nhật Bản đến Singapore.

cach-marou-dua-viet-nam-len-ban-do-so-co-la-the-gioi.jpg
Một loạt thanh sô cô la có nguồn gốc xuất xứ của Marou mang nhãn hiệu Sản xuất tại Việt Nam

Trong thế giới sô cô la, một thứ gì đó đã thay đổi ở thập kỷ qua. Theo trang Nikkei, trong các quán cà phê ở London (Anh) và cửa hàng tạp hóa tại Tokyo (Nhật Bản), những người sành sỏi đã bị thuyết phục mua các thanh sô cô la mới từ Việt Nam, nước nổi tiếng với xuất khẩu cà phê và gạo.

Ít ai đã làm được nhiều việc để giới thiệu sản phẩm làm từ ca cao của Việt Nam đến thế giới như Marou. Nhà sản xuất sô cô la này đã thực hiện hành trình phù hợp tương tự một công ty mới nổi ở Thung lũng Silicon (Mỹ), với đầy ắp các nhiệm vụ bằng xe máy, hack nhà bếp và các giải thưởng quốc tế.

Hack nhà bếp là kỹ thuật được sử dụng bởi các đầu bếp gia đình và chuyên gia để làm cho các công việc chuẩn bị thực phẩm dễ dàng hơn, nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn.

Công ty Marou được thành lập vào năm 2011 bởi đôi bạn người Pháp là Vincent Mourou và Samuel Maruta. Họ đã đi từ việc tuốt vỏ quả ca cao ở vùng nông thôn Việt Nam để thử nghiệm, đến vận chuyển những thanh sô cô la được bọc bằng màu dạ quang đến 32 quốc gia.

Bây giờ, với một thập kỷ đã trôi qua, Marou đang tìm kiếm mục tiêu tiếp theo: Nhân rộng mạng lưới các trang trại quy mô nhỏ lên gấp 5 lần. Từ Thượng Hải đến Singapore, Marou có kế hoạch ra nước ngoài với Maison Marou, một tiệm sô cô la nơi khách hàng có thể tổ chức các cuộc họp kinh doanh với cà phê mocha hoặc xem máy xay, rang ca cao công nghiệp.

Tuần trước đã nhận được một vòng đầu tư mới từ Mekong Capital, Marou sẽ sử dụng số tiền không được tiết lộ để cố gắng giành được nhân khẩu học mới: Người tiêu dùng địa phương.

Người Việt Nam thích sô cô la, nhưng họ thực sự xem nó như một hương liệu, giống như trên bánh hoặc bánh Choco Pie”, nhà đồng sáng lập Marou - Vincent Mourou nói trong cuộc phỏng vấn tại một quán cà phê Maison Marou.

cach-marou-dua-viet-nam-len-ban-do-so-co-la-the-gioi2.jpg
Nhân viên Maison Marou làm việc trước nơi rang, xay hạt ca cao công nghiệp được thiết lập để khách đến cửa hàng sô cô la ở TP.HCM có thể xem - ảnh: Nikkei

Vincent Mourou và nhà đồng sáng lập người Pháp gốc Nhật Bản - Sam Maruta đã làm một việc mà trước đây chưa thực sự làm được là chiết xuất loại hạt ca cao không được ưu tiên nhiều ở Việt Nam và thuyết phục người nước ngoài trả giá cho sản phẩm thủ công. Với người dân địa phương, trở ngại là giá cả và khẩu vị.

Ở đất nước mà bữa ăn thường kết thúc bằng một đĩa ổi, bưởi hoặc trái cây khác thì việc thay đổi thói quen không đơn giản. Ví dụ, một người ăn tô phở giá 2 USD vào bữa trưa thì thanh sô cô la giá 5 USD là câu hỏi lớn hơn.

Marou sẽ tiếp thị đến người Việt Nam các trò pha chế ngọt ngào hơn, lớp học nếm thử, tiệm bánh ngọt và các chuyến tham quan nông trại. Điều đó bao gồm một dòng sản phẩm mới cho mùa thu: Các thanh sô cô la nhỏ hơn với các loại hạt hoặc trái cây. Sau đó, công ty sẽ phân phối một loạt các loại bánh kẹo sô cô la, dù các quán cà phê của họ đã bán bánh hạnh nhân, bánh hạnh nhân trộn và hàng chục mặt hàng khác bên cạnh kẹo, đồ uống.

Mourou cho biết những quán cà phê này sẽ ra mắt ở nước ngoài sau đại dịch COVID-19, đồng thời xem Nhật Bản và Hồng Kông là thị trường ưu tiên.

cach-marou-dua-viet-nam-len-ban-do-so-co-la-the-gioi22.jpg
Ông Sam Maruta (trái) và Vincent Mourou thành lập Marou Chocolate tại Việt Nam

Khi gặp PV, Mourou đưa tay chỉ quanh cửa hàng Maison Marou với nhiều màu sắc từ những quả bóng rực rỡ để trưng bày đến ống hút có thương hiệu và trò chơi trên bàn. Khi thưởng thức những miếng bánh eclair, thực khách có thể xem máy rang, xay hạt ca cao và các nhân viên chạm khắc thành những miếng sô cô la.

Việt Nam hoàn toàn không phải là cường quốc sô cô la. Các nhà sản xuất sôcôla của Bỉ, Thụy Sĩ không bị đe dọa bởi Việt Nam và Tây Phi vẫn chiếm ưu thế trong việc tìm nguồn cung ứng. Ghana đã xuất khẩu 1,8 tỉ USD ca cao vào năm 2019, so với 5,3 triệu USD của Việt Nam, theo UN Comtrade. Dù vậy, con số này cao gấp đôi so với những gì Việt Nam xuất khẩu trong năm 2009. Vì ngành công nghiệp này còn tiềm năng phát triển hơn nữa, Việt Nam có thể có cơ hội mở cửa.

Tòa án Tối cao Mỹ đang xét xử vụ kiện các tập đoàn sô cô la bị cáo buộc sử dụng lao động trẻ em ở Bờ Biển Ngà. Mourou đổ lỗi cho những vấn đề lao động như vậy một phần do xu hướng không lành mạnh với ca cao giá rẻ. Cụ thể là những người chủ trang trại ca cao thường sử dụng lao động trẻ em để giá ca cao có thể cạnh tranh hơn nữa. Trong khi quan chức Việt Nam cho rằng nước ta có thể trồng ca cao có nguồn gốc có trách nhiệm hơn.

Điều đó mở rộng ra môi trường. Tuần trước, một nghiên cứu hàn lâm đã tính toán nạn phá rừng do tiêu dùng ở các quốc gia giàu có, cho thấy trung bình mỗi người có 4 cây bị đốn hạ mỗi năm. Chẳng hạn, nghiên cứu liên kết việc nhập khẩu sô cô la của Đức với những khu rừng bị mất ở Ghana và Bờ Biển Ngà.

cach-marou-dua-viet-nam-len-ban-do-so-co-la-the-gioi222.jpg
Marou đã phổ biến sô cô la đen nguồn gốc từ Việt Nam - ảnh: Nikkei

Marou đang giúp phát triển một dự án nông lâm kết hợp, trồng ca cao giữa các loại cây khác thay vì phá bỏ chúng, ở thị trấn Madagui (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), cách TP.HCM 100 km về phía đông bắc. Dự án sẽ thu hút khách du lịch khi mở cửa.

Marou cũng đang tìm kiếm nông dân để hợp tác trực tiếp, đặt mục tiêu bao phủ 1.000 ha trong vòng 10 năm, gấp khoảng 5 lần so với hiện tại. Marou cung cấp cho các chủ đất lên men hạt giống ca cao và đào tạo, chẳng hạn như làm phân trộn và cắt tỉa. Mourou hy vọng đây sẽ là bước khởi đầu của một giai đoạn xanh hơn, năng suất hơn trong ngành công nghiệp toàn cầu.

Ông Vincent Mourou nói: “Việt Nam sẽ rất sớm để áp dụng điều đó. Nông dân Việt Nam được đào tạo bài bản, họ đã chuyển sang sử dụng".

Vincent Mourou là một người đối thoại đầy cảm xúc, giang rộng cánh tay khi mô tả về khoản chi lớn đầu tiên của công ty, một chiếc máy nghiền ướt và hồi tưởng về những tháng đầu với Sam Maruta.

10 năm trước vào tháng 2, hai người bạn đứng quanh những bức tường đen và quầy đá cẩm thạch của căn bếp Maruta bên sông Sài Gòn. Họ nghiền hạt ca cao, chở từ Bà Rịa Vũng Tàu về nhà bằng xe máy, thành bột có vị đậm đà và thơm. Trong những tháng tới sẽ có nhiều thử nghiệm hơn và nhiều loại hạt ca cao hơn - được trộn 50 lần thành sô cô la và cất trong tủ lạnh đựng rượu - cho đến khi họ tạo ra một món có thể khởi động công việc kinh doanh mới.

Kể từ đó, Marou đã giành được một số giải thưởng, bao gồm cả Giải thưởng Sô cô la của Viện Hàn lâm, và rộng hơn là trên khắp đất nước Đông Nam Á, khoảng 20 thương hiệu sô cô la khác đã lộ diện, từ Belvie đến Vietnam Chocolate House.

Sô cô la là thứ thực sự mang lại niềm vui cho con người, khiến họ hạnh phúc. Đó là một trong số ít những điều mà hầu hết mọi người có thể đồng ý", Vincent Mourou nói.

Bài liên quan
Từ  Việt Nam đến Uganda, cà phê vối biến giới phê bình thành người hâm mộ
Mong muốn xóa tan tiếng đồn robusta (cà phê vối) như loại hạng hai và chỉ thích hợp cho đồ uống hòa tan, ngày càng nhiều nhà sản xuất trên khắp thế giới tung ra những loại hạt được trồng, hái và chế biến với chất lượng cao hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách Marou đưa Việt Nam lên bản đồ sô cô la thế giới