Xung đột Israel - Hamas làm dấy lên làn sóng tin giả trên mạng internet. Hãng tin Deutsche Welle đưa ra một số lời khuyên giúp nhận biết độ xác thực của thông tin xung quanh chủ đề này.

Cách phát hiện tin giả về xung đột Israel - Hamas

Cẩm Bình | 25/10/2023, 11:13

Xung đột Israel - Hamas làm dấy lên làn sóng tin giả trên mạng internet. Hãng tin Deutsche Welle đưa ra một số lời khuyên giúp nhận biết độ xác thực của thông tin xung quanh chủ đề này.

Hàng chục chiến binh Hamas nhảy dù xuống lãnh thổ Israel, siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo giương cờ Palestine sau một trận đấu là 2 trong số nhiều đoạn phim được chia sẻ rộng rãi kể từ khi xung đột nổ ra. Nhóm kiểm tra của Deutsche Welle qua phân tích xác định cả hai đều là giả, cho thấy tình trạng sự thật bị bóp méo đang lan rộng trong lúc mọi người muốn tìm kiếm thông tin đáng tin cậy về tình hình Trung Đông.

Chuyên gia Andy Carvin (tổ chức nghiên cứu Atlantic Council) nói với Deutsche Welle: “Đây là lượng thông tin sai lệch, tin tuyên truyền, tin gây nhầm lẫn nhiều nhất mà tôi từng thấy trong một cuộc xung đột”.

Tin giả gây phẫn nộ

Đặc biệt trong thời chiến, tin giả có thể gây nên tranh cãi, gây sốc và đau buồn. Ví dụ một đoạn phim làm giả cảnh binh lính Israel bắt 2 bé gái người Palestine dễ khiến người xem thấy tức giận, buồn bã hoặc có cảm xúc khác, từ đó thúc đẩy họ chọn phe.

Tin giả đạt hiệu quả cao nhất khi liên quan đến cảm xúc mạnh mẽ. Nhà tâm lý học nhận thức Stephan Lewandowsky cho biết: “Tin giả có xu hướng làm bùng lên tâm lý phẫn nộ ở người xem. Dù muốn hay không thì mọi người đều đang tiếp xúc với thông tin gây phẫn nộ, khiến chúng nhiều khả năng lan truyền rộng hơn”.

Theo Deutsche Welle, trả lời vài câu hỏi sau có thể góp phần hình thành tính thận trọng:

Nội dung này khiến bạn cảm thấy như thế nào?

Đây có phải là vấn đề kích động cảm xúc vì nó củng cố một số quan điểm của bạn không?

Ai có thể muốn lan truyền thông tin này? Tại sao?

Có bất cứ dấu hiệu nào chỉ ra nguồn gốc thông tin đáng ngờ không?

Trực giác của bạn mách bảo gì về vấn đề này?

cachfake.jpg
Đoạn phim Ai Cập đưa xe tăng vào Dải Gaza - Ảnh: Youtube

Kiểm tra nguồn gốc thông tin

Hiện nay nhiều người không tiếp cận tin chiến sự qua trang hay ứng dụng tin tức mà qua mạng xã hội, công cụ tìm kiếm trực tuyến hoặc trang tổng hợp (vốn bị xem là nguồn thứ cấp). Xu hướng này làm suy yếu liên kết giữa độc giả với cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đáng tin cậy. Ngoài ra, rất khó xác định tin trên mạng xã hội đến từ đâu.

Biết được nguồn là mấu chốt để xác định nội dung có đáng tin cậy không. Ngay cả khi nội dung đúng sự thật, biết nguồn cũng giúp hiểu rõ mục đích đăng tải và lập trường người đăng.

Nếu tài khoản mạng xã hội được liên kết với một người, hãy kiểm tra xem họ đã đăng tải những gì và ở đâu. Tìm kiếm họ trên nền tảng khác, nếu họ nói đang làm việc cho một cơ quan truyền thông thì hãy tìm kiếm cơ quan đó.

Nếu tài khoản mạng xã hội dẫn đến một trang web, hãy kiểm tra phần giới thiệu trang đó hoặc tìm kiếm phần ghi đơn vị đăng tin để hiểu thêm loại thông tin mà trang chia sẻ, nguồn tài chính của trang, có liên quan đến đơn vị nhà nước hay tư nhân nào.

Với trường hợp hình ảnh hoặc đoạn phim có thể đã bị chỉnh sửa, hãy truy tìm ngược bằng cách chụp màn hình rồi đưa vào công cụ tìm kiếm như Google Images hay Tin Eye, qua đó biết được nguồn đăng tải.

Kiểm tra nội dung

Đầu tháng qua lan truyền một đoạn phim cho thấy Ai Cập tham chiến với hàng trăm xe tăng tiến vào Dải Gaza. Tuy nhiên Deutsche Wellenhận ra đoạn phim không cung cấp bằng chứng xác đáng nào cả, nội dung cũng đầy mâu thuẫn.

Tìm kiếm thông tin ở nơi khác cũng rất hữu ích, đặc biệt nên tìm xem liệu các đơn vị đáng tin cậy có đăng tin tương tự hay chưa. Ngoài ra còn có thể xác minh qua hàng loạt trang chuyên vạch trần tin giả như Factcheck.org, Snopes, Full Fact,…

Nếu một thông tin bị nghi là giả, các trang trên nhiều khả năng đã phân tích về nó. Chẳng hạn như ở đoạn phim Ai Cập tham chiến, trang PolitiFact viết rõ: “Không có tin tức đáng tin cậy hay tuyên bố nào của chính phủ rằng Ai Cập đang chiến đấu với Israel”.

Bài liên quan
Tin giả, xấu độc gây hậu quả khôn lường, 2 bộ trưởng nêu giải pháp
Trả lời chất vấn, các bộ trưởng khẳng định tin giả, xấu độc là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà mang tính toàn cầu, cần kết hợp nhiều giải pháp khác nhau để xử lý.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách phát hiện tin giả về xung đột Israel - Hamas