Cam Khe Mây ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nổi tiếng từ lâu với vị ngọt, thơm mát đặc trưng, làm hài lòng khách mua gần xa. Hiện đang là trọng tâm vụ thu hoạch nhưng người trồng cam không đủ hàng cung ứng cho thị trường.

Cam đặc sản ‘cháy hàng’, nông dân phấn khởi vì được giá

Quang Cường | 10/12/2022, 15:52

Cam Khe Mây ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nổi tiếng từ lâu với vị ngọt, thơm mát đặc trưng, làm hài lòng khách mua gần xa. Hiện đang là trọng tâm vụ thu hoạch nhưng người trồng cam không đủ hàng cung ứng cho thị trường.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), toàn huyện có hơn 2.000ha cam, trong đó gần 1.700ha đã cho thu hoạch với sản lượng gần 16.500 tấn.

cam-khe-may-7.jpg
Cam Khe Mây tại xã Hương Đô đang chín rộ, nông dân dùng túi bọc quả để ngăn chặn côn trùng gây hại

Cam Khe Mây xuất xứ từ vùng núi Khe Mây của xã Hương Đô (huyện Hương Khê), là một đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh. Theo người dân địa phương, giống cam này có từ hàng chục năm trước. Nhiều người ở địa phương khác đưa giống cam Khe Mây về trồng nhưng không có vị ngon đặc trưng như cam Khe Mây.

Hiện nay, cam Khe Mây được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được dán tem truy xuất nguồn gốc, thương hiệu khi đưa ra thị trường. Sản phẩm này đem lại cuộc sống ổn định cho nhiều hộ nông dân xã Hương Đô và là hình ảnh đại diện cho sự phát triển nông nghiệp địa phương của huyện miền núi này.

cam-khe-may-3.jpg
Thu hoạch cam Khe Mây

Theo những người trồng cam Khe Mây, tuổi đời trung bình của cây cam khoảng 20 - 25 năm, nhưng nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ kéo dài được tuổi thọ lên nhiều năm.

Mùa thu hoạch chính của cam Khe Mây bắt đầu từ tháng 9-12 âm lịch. Các chủ vườn hái bán cho thương lái hoặc khách mua làm quà biếu. Năm nay cam Khe Mây cho quả ít hơn những năm trước nhưng rất được giá. Hiện tại giá bán tại vườn khoảng từ 60.000 - 90.000 đồng/kg.

cam-khe-may-6.jpg
Người trồng cam Khe Mây không sử dụng hóa chất nên áp dụng biện pháp mắc màn để bảo vệ cam khỏi bị côn trùng xâm hại

Anh Đinh Công Việt Minh (34 tuổi, trú xã Hương Đô, huyện Hương Khê) cho biết, gia đình anh trồng cam Khe Mây hơn 30 năm nay. Hiện vườn anh có hơn 1.000 gốc cam, vụ này ước đạt khoảng 9 tấn quả.

Còn vườn cam của anh Nguyễn Công Đức (xã Hương Đô) có hơn 800 cây. “Năm nay thời tiết khắc nghiệt khiến cây cho quả ít hơn, ước tính cả vườn được khoảng 5 tấn quả, trừ chi phí cũng thu về 200 - 300 triệu đồng. Hiện nay nhu cầu của khách hàng rất lớn nhưng chúng tôi không đủ cam để bán”, anh Đức nói.

cam-khe-may-5.jpg
Năm nay sản lượng cam Khe Mây giảm so với năm ngoái nhưng được giá nên người trồng cam rất phấn khởi

Nguyên nhân khiến sản lượng cam năm nay giảm so với năm ngoái là bởi thời tiết mưa nhiều, ẩm, khiến sâu bệnh và các loại côn trùng phát triển, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và gây hại nhiều hơn cho cam.

cam-khe-may-4.jpg
Cam Khe Mây có ngoại hình không mấy bắt mắt nhưng có vị ngon đặc biệt

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch UBND xã Hương Đô (huyện Hương Khê) cho hay, toàn xã có hơn 320ha cam. Loại quả này giúp người dân có thêm thu nhập đáng kể, ổn định cuộc sống. Cam Khe Mây được người dân trồng tại các vườn đồi, từ lâu nổi tiếng với vị ngọt, thơm mát đặc trưng.

cam-khe-may-2.jpg
Hiện tại giá bán cam Khe Mây tại vườn từ 60.000 - 90.000 đồng/kg

"So với các giống cam ở miền Bắc thì cam Khe Mây có ngoại hình không mấy bắt mắt nhưng có vị ngon đặc biệt. Nhờ ưu thế của loại cam này, người dân địa phương đã phát triển mô hình kinh tế vườn đồi, đem lại thu nhập cao, cuộc sống ổn định hơn", ông Sơn cho biết.

Cam Khe Mây được nhiều người ưa chuộng nên thương lái thu mua và bán ra nhiều nơi, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Vinh, Đà Nẵng...

Bài liên quan
Nông dân dùng kỹ thuật “cam chín hai thì” để hãm cam chín chờ tết
Hiện tại phần lớn các vườn cam ở Hà Tĩnh đều đã được thu hoạch và bán gần hết. Tuy nhiên, có nhiều chủ trang trại trồng cam không muốn thu hoạch ngay mà họ đang áp dụng kỹ thuật hãm cam chín để bán vào dịp tết sẽ có giá cao hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cam đặc sản ‘cháy hàng’, nông dân phấn khởi vì được giá