Lượng hàng hóa dự trữ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão được dự báo sẽ tăng khoảng 10-12% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm nay, dự trữ hàng hóa tết tăng khoảng 10%

Tuyết Nhung | 08/12/2022, 17:03

Lượng hàng hóa dự trữ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão được dự báo sẽ tăng khoảng 10-12% so với cùng kỳ năm 2021.

Bộ Công Thương ngày 8.12 đã tổ chức Hội nghị Công tác chuẩn bị Tết và bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Theo báo cáo của các địa phương, sau đại dịch COVID-19, người dân có xu hướng tăng chi tiêu cho mua sắm. Thị trường hàng hóa giai đoạn cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão được dự đoán sôi động hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu hàng hóa tăng cộng với việc Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán gần nhau nên công tác dự trữ chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán đã và đang được các địa phương, doanh nghiệp gấp rút triển khai.

hang-tet.jpg

Ước tính dự trữ hàng hóa tăng khoảng 10-12% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tập trung chủ yếu đối với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống/thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường... Do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nên giá các mặt hàng thiết yếu năm nay tăng nhẹ so với năm trước.

Năm nay, kinh tế đã khởi sắc, người dân bắt đầu "mạnh tay" với việc chi tiêu cho mua sắm Tết, ước nhu cầu sẽ tăng khoảng 8-10% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng đặc sản vùng miền, hàng hóa chất lượng cao vẫn được người dân quan tâm mua sắm và tiêu dùng.

Tại một số địa phương như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng..., ngay từ đầu tháng 11, Sở Công Thương đã có các văn bản chỉ đạo và đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị Tết, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố phương án chuẩn bị nguồn hàng.

Một số địa phương tiếp tục linh hoạt trong phương thức triển khai thực hiện chương trình bình ổn thị trường (BOTT) như mở rộng nhóm hàng hóa thuộc diện BOTT. Bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường, UBND một số địa phương tiếp tục thực hiện các phương thức hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện BOTT như hỗ trợ lãi suất vốn vay tại các ngân hàng thương mại/tổ chức tín dụng hoặc vay vốn với lãi suất 0%...

Đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho biết thêm, nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho các kênh phân phối, các doanh nghiệp đã dành nguồn vốn 22.000 tỉ đồng để chuẩn bị hàng hóa trong tháng Tết. Trong đó tập trung vào các loại hàng hóa như trứng, lương thực thực phẩm, thực phẩm chế biến... TP hiện có 46 trung tâm thương mại, 227 siêu thị và 3.000 cửa hàng tiện ích. Dự báo nguồn hàng tăng khoảng 2-3 lần so với các tháng bình thường.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng kế hoạch khai thác tăng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ tết. Các doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra. Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.500 tỉ đồng (tăng 15% với Kế hoạch phục vụ tết năm 2021).

Theo bà Lan, TP.Hà Nội đã ban hành 10 kế hoạch, văn bản chỉ đạo về công tác bình ổn thị trường, công tác đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, kích cầu nội địa tăng tổng mức bán lẻ, công tác quản lý, điều hành, hỗ trợ đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, xăng dầu trên địa bàn.

Thực hiện các công tác chuẩn bị để tổ chức triển khai các chương trình, sự kiện phục vụ nhân dân dịp Tết Nguyên đán 2022: Hội chợ nông sản phục vụ Tết Nguyên đán, tuyên truyền, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm), 4 hội chợ xuân, 86 điểm chợ Hoa Xuân phục vụ Tết trên địa bàn thành phố, chương trình Happy Tết. Hà Nội sẽ đưa vào vận hành thêm 5 điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP, nâng tổng số điểm bán sản phẩm OCOP lên 85 điểm bán sản phẩm OCOP. Đồng thời, phối hợp với các địa phương để đảm bảo đưa hàng hóa về Hà Nội, đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, trong thời gian tới, thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục chịu nhiều sức ép do căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát tăng cao, đồng tiền bản địa mất giá so với đồng USD, thị trường xuất nhập khẩu thu hẹp cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ và phòng, chống dịch COVID-19 ở một số nước cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa trong nước và xuất khẩu của Việt Nam theo hướng bất lợi do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải có các chính sách điều hành phù hợp, ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường.

Thời gian tới, do thị trường hàng hóa thế giới còn tiềm ẩn nhiều bất ổn sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa trong nước và xuất khẩu của Việt Nam theo hướng bất lợi do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn. Bên cạnh đó, năm nay, Tết Nguyên đán rất gần với Tết dương lịch (cách nhau 20 ngày) nên công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được tích cực triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.

Để bảo đảm cân đối cung, cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, các Hiệp hội ngành hàng tập trung thực hiện một số nhiệm vụ về đẩy mạnh sản xuất, hỗ trợ vốn vay, thực hiện các biện pháp dự trữ hàng hóa, nhất là các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết, kế hoạch triển khai các chương trình phục vụ Tết, các chương trình xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt về nông thôn, đưa hàng chính sách về các vùng sâu, vùng xa...

Bài liên quan
Người dân TP.HCM không còn phải lo hàng Tết tăng giá
Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường tại TP.HCM đã cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết. Đồng thời, thực hiện giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm nay, dự trữ hàng hóa tết tăng khoảng 10%