Ngay từ những năm Minh Thành Tổ Chu Đệ còn trị vì, đã có những quan viên nước Minh tỏ thái độ không đồng tình với chính sách hai mặt của vua Minh tại nước ta. Thế nhưng, dưới bàn tay sắt của Chu Đệ và tai mắt giám sát chặt chẽ của cơ quan mật vụ Cẩm Y Vệ, những ai dám lên tiếng trái ý đều mang tai họa.

Cẩm Y Vệ nhúng mũi vào cuộc chiến tốn xương máu của nhà Minh trên đất Việt

18/07/2017, 19:19

Ngay từ những năm Minh Thành Tổ Chu Đệ còn trị vì, đã có những quan viên nước Minh tỏ thái độ không đồng tình với chính sách hai mặt của vua Minh tại nước ta. Thế nhưng, dưới bàn tay sắt của Chu Đệ và tai mắt giám sát chặt chẽ của cơ quan mật vụ Cẩm Y Vệ, những ai dám lên tiếng trái ý đều mang tai họa.

Cẩm y vệ nhà Minh

Kỳ 1: Âm mưu thâm hiểm của nhà Minh sau khi tiêu diệt nhà Hậu Trần

Kỳ 2: Lam Sơn tụ nghĩa, rồng cuộn chờ thời​

Kỳ 3: Lê Lợi cảm khái tiễn anh hùng, Lê Lai cưỡi ngựa thề huyết chiến​

Kỳ 4: Ai Lao viện trợ vũ khí, Lê Lợi hồi sức chống giặc Minh

Kỳ 5: Lê Lợi giăng thiên la địa võng, đại phá 10 vạn quân Minh​

Kỳ 6: Lê Lợi đánh bại tướng Trần Trí, trừng phạt quân Ai Lao​

Kỳ 7: Quân Minh - Ai Lao tạo gọng kìm, Lê Lợi mở con đường máu

Kỳ 8: Nguyễn Trãi vung bút lừa giặc, Lê Lợi mài gươm chờ thời

Kỳ 9: Lê Lợi bất ngờ nam tiến, bắt trọn ổ giặc Minh​

Kỳ 10: Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

Kỳ 11: Lê Lợi: Gươm mài đá, đá núi phải mòn; Voi uống nước, nước sông cũng cạn​

Kỳ 12: Lê Lợi dùng kế Điệu hổ ly sơn, xác giặc tắc nghẹn cả sông​

Chiến tranh chống quân Minh xâm lược cũng giống như mọi cuộc chiến khác ở thời kỳ trung đại về mặt thông tin liên lạc. Nước Minh là bên điều quân viễn chinh, tin tức từ đầu não triều đình đến được quân tướng ngoài mặt trận phải mất hàng tháng trời. Một sự kiện diễn ra ở vùng Thanh Nghệ nước Đại Việt, nếu tính từ khâu báo cáo lên vua Minh cho đến khi tướng lĩnh quân Minh nhận được chỉ thị của vua thì có khi phải mất hơn nửa năm. Chính vì vậy, kế hoạch của Minh triều thành hay bại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của tướng chỉ huy ngoài mặt trận.

Thế nhưng bấy giờ phong trào Lam Sơn nổi lên, nhân tài hội tụ, cơ mưu thường vượt trên hẳn các tướng giặc. Quân Minh do đó mà liên tiếp thua kế, bại trận. Trải ba năm từ 1424 đến 1426, nước Minh liên tiếp đổi ngôi hai lần (Minh Nhân Tông thay Minh Thành Tổ trị vì được một năm thì chết, Minh Tuyên Tông lên nối ngôi), thay tướng tại Đại Việt một lần (Trần Trí thay Lý Bân làm Tổng binh). Các vua Minh đều rất thất vọng với các tướng của mình, thường hay ra chiếu trách phạt và chỉ đạo. Thế nhưng các chiếu chỉ vua Minh thường không theo kịp diễn tiến của cuộc chiến tại nước ta, càng góp phần khiến cho tướng lĩnh quân Minh thêm bối rối, mắc thêm những sai lầm.

Ngay từ những năm Minh Thành Tổ Chu Đệ còn trị vì, đã có những quan viên nước Minh tỏ thái độ không đồng tình với chính sách hai mặt của vua Minh tại nước ta. Thế nhưng, dưới bàn tay sắt của Chu Đệ và tai mắt giám sát chặt chẽ của cơ quan mật vụ Cẩm Y Vệ, những ai dám lên tiếng trái ý đều mang tai họa. Kể từ năm 1424 trở đi, làn sóng chỉ trích việc nam chinh mới rộ lên dần dưới thời vua Minh Nhân Tông Chu Cao Sí.

Góp phần không nhỏ vào làn sóng đó chính là sự phản kháng mãnh liệt của nhân dân Việt và những chiến thắng của quân Lam Sơn trước quân Minh đô hộ. Bên cạnh đó, thực tế nước Minh cũng không ở trong hoàn cảnh yên ổn mà lo chuyện mở rộng lãnh thổ, bởi sức ép từ quân Mông Cổ ở phương bắc luôn đe dọa sự tồn vong của đế chế. Binh lực phải chia ra hai hướng bắc nam đã có lúc khiến cho quốc khố nước Minh gần đến chỗ cạn kiệt, quân dân nhiều vùng phải khổ sở vì lao dịch và chiến đấu.

Áp lực từ bên cương phía bắc và trong nước đã khiến vua Minh Nhân Tông phải nhìn nhận lại về cuộc đô hộ của nước Minh tại đất Việt. Vị vua này đã tỏ ý muốn chiêu dụ các lực lượng khởi nghĩa tại nước ta. Thực chất đó chỉ là một thái độ thiện chí nửa vời, vì vua Minh Nhân Tông có xuống nước so với Minh Thành Tổ Chu Đệ nhưng chung quy vẫn muốn duy trì sự thống trị của nước Minh đối với người Việt, xóa sổ nước Đại Việt, dần đồng hóa dân ta với dân nước Minh. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân Việt. Bởi vậy, việc chiêu dụ của vua Minh Nhân Tông không hiệu quả. Nhân dân ta vẫn đứng lên đánh đuổi quân Minh để mong giành lại độc lập, và vua Minh lại tiếp tục việc đàn áp. Mọi chuyện đâu lại hoàn đấy, chiến tranh vẫn tiếp diễn theo một quán tính đã thiết lập sẵn.

Giai đoạn từ nửa cuối năm 1425 đến đầu năm 1425, khi phong trào Lam Sơn có những bước phát triển vượt bậc cũng là lúc vua Minh Nhân Tông càng thêm khó xử. Khi biết tin Lê Lợi dẫn quân tiến vào Nghệ An, vua Minh đã mong muốn đánh nhanh. Thái giám Sơn Thọ theo ý của Trần Trí tâu lên rằng có thể chiêu dụ Lê Lợi. Vua Minh nghe theo, giáng chiếu chỉ đem chức Tri phủ Thanh Hóa ra để mua chuộc Lê Lợi bãi binh, quy hàng. Thực sự vua tôi nước Minh đã đánh giá quá thấp chí hướng của Lê Lợi. Quân Lam Sơn chẳng những không đầu hàng, còn lợi dụng điều này để lừa giặc không đem binh cứu viện kịp thời cho Cầm Bành tại châu Trà Lân, giúp quân ta chiếm được Trà Lân dễ dàng. Binh bộ thượng thư Trần Hiệp báo tin Trà Lân thất thủ về triều, Vua Minh rất tức giận, xuống chỉ trách phạt nặng nề Trần Trí, Phương Chính. Lúc này quan Ngự sử nước Minh còn hặc tội bọn đô chỉ huy Sư Hựu, Trương Hùng làm nhiều việc trái quân pháp. Vua Minh sai bắt Sư Hựu, Trương Hùng về kinh trị tội.

Tờ chiếu chỉ trách tội của vua Minh có lời lẽ rất gay gắt: “Triều đình mệnh các ngươi trấn thủ Giao Chỉ là để yên ổn một phương. Nay được biết bọn đầu đảng Lê Lợi cướp phá châu huyện, ngăn cắt đường sá. Các ngươi mới đây tâu rằng đã chiêu dụ Lê Lợi xin đợi mùa thu mát đến Thanh Hoá nhậm chức. Nay đã mùa thu rồi, thực sự Lợi đã đến nhậm chức chưa? Trẫm ước tính tên giặc này nguỵ trá, không có lòng quy thuận, chỉ dùng lời lẽ hoãn binh để bọn chúng được thung dung tụ tập, tương lai tất gây hậu hoạn, các ngươi không suy nghĩ đến hay sao? Về việc Thổ quan Tri phủ Cầm Bành tại châu Trà Lung bị Lợi đánh vây 7 tháng nay rồi, lương thảo sắp hết, quân chết đến một phần ba, Bành vẫn kiên thủ cự địch, Giao Chỉ có được người như vậy cũng không dễ kiếm! Các ngươi từng chứng kiến lòng trung thành của con người này, sao không điều binh cứu viện?

Khi sắc dụ đến nơi, như thấy Lê Lợi không có bụng quy thuận hãy tìm cánh đánh bắt. Gấp phát binh tiếp viện Cầm Bành, vỗ về hậu hĩ, để bồi dưỡng lòng kiên cường trung thuận. Các ngươi đều là đại thần của triều đình, cần đồng tâm hiệp lực làm tròn uỷ nhiệm, đừng lo việc ban thưởng phong tước không được công bằng ! ”

Thực ra tin tức của vua Minh nhận được không hoàn toàn chính xác. Cầm Bành không cố thủ nổi đến 7 tháng. Thời điểm vua Minh ra chiếu chỉ này thì Cầm Bành đã đầu hàng quân ta rồi. Quân Minh khi hay tin Cầm Bành bị giết thì cho rằng Cầm Bành tử thủ đến chết, nhưng thực chất là lập mưu làm binh biến sau khi đầu hàng nên bị Lê Lợi giết. Bọn Trần Trí nhận được tờ chiếu trách phạt thì rất sợ hãi, điều binh tiến đánh quân ta thì thua ở trận Khả Lưu, rồi sau lại thua ở trận Bồ Ải.

Đến khi vua Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ lên nắm quyền giữa năm 1425, triều đình nước Minh đã chia làm hai phe chủ hòa và chủ chiến với Đại Việt rõ rệt. Phe chủ chiến dẫn đầu là các tướng lĩnh đã tham chiến tại nước ta, nổi trội nhất là Trương Phụ, tên tướng luôn phục tùng Chu Đệ trong các kế hoạch thôn tính và đồng hóa nước ta. Trương Phụ và các tướng lĩnh luôn cho rằng rút quân, nghị hòa với người Việt là một sự mất thể diện, và làm “phí công đánh dẹp” của quân tướng nước Minh. Phe chủ hòa thì nổi lên là các quan văn có uy tín và quyền hành lớn thời bấy giờ, được vua Minh Tuyên Tông tin dùng gồm Dương Sĩ Kỳ, Dương Vinh, Dương Phổ (được gọi là nhóm Tam Dương). Những người này vốn chủ trương đề cao trị quốc bằng đức chính, không thích việc gây chiến liên miên tạo áp lực lên nhân dân.

Minh Tuyên Tông mặc dù muốn dùng đức chính, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng từ tư tưởng bành trướng cố hữu của các triều đại Trung Hoa và sợ mất thể diện nên vẫn thi hành chính sách đàn áp. Tuyên Tông xuống chiếu trách mắng và đôn đốc bọn quan tướng Minh:

“Giặc Lê Lợi vốn chỉ là tên nhãi con, nếu sớm tận tâm đánh bắt, thì dễ như nhặt một cọng lá. Nhưng rồi các ngươi ngồi yên không lo tính, dưỡng giặc nên trở thành mối hoạ. Nay nghe tin mang binh tới ải Khả Lưu và châu Trà Lân, cả hai nơi đều nhục vì tổn thất. Do bọn ngươi ngày thường dựa vào ý riêng tranh hơn thua, không ai chịu nhường. Lúc đụng việc thì kẻ dũng tiến quân một mình nhưng vô mưu, người khiếp nhược thì sợ co lại không cứu. Như vậy thì làm sao thành công được? Luận tội há có thể tha được ư! Nay tạm khoan dung, các ngươi ngày đêm hãy đồng tâm hiệp lực, luyện tập sĩ tốt tinh nhuệ, lo diệt giặc này để chuộc lỗi trước.”

Một điều rõ ràng là quân dân ta không thể trông cậy vào sự thương xót của vua tôi nước Minh được. Sử sách phương bắc vẫn thường đánh giá hai vua Minh Nhân Tông, Minh Tuyên Tông thuộc dạng vua hiền, thế nhưng vẫn không hề từ bỏ tham vọng đô hộ, trái lại cứ tiếp tục chính sách đàn áp các cuộc khởi nghĩa. Sự nhân từ của vua Minh, có chăng chỉ thấm tới một vài cá nhân chịu nghe theo lời “chiêu dụ” của giặc.

Còn lại đại bộ phận nhân dân muốn thoát khỏi kiếp ngựa trâu, tìm lại nhân phẩm của một dân tộc tự do chỉ có một con đường là chứng minh cho bọn giặc thấy rằng người Việt không dễ khuất phục, sẵn sàng chiến đấu đến cùng để giành lại chủ quyền cho đất nước. Chính sự chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân Lam Sơn và toàn dân Việt đã ngày càng khiến nội bộ nước Minh dấy lên phong trào phản chiến mạnh mẽ. Những cuộc tranh luận về việc hòa hay đánh tại Minh triều ngày càng gay gắt hơn nữa khi trên chiến trường, quân Lam Sơn càng đánh càng mạnh, càng giáng những đòn mạnh vào quân giặc.

(còn nữa)

Quốc Huy

10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất

22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai​

16 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ ba

18 phần về cuộc Bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt

33 kỳ cuộc chiến chống ngoại xâm từ nhà Hồ đến nhà Hậu Trần

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cẩm Y Vệ nhúng mũi vào cuộc chiến tốn xương máu của nhà Minh trên đất Việt