Bước qua biên giới từ Afghanistan sang Trung Quốc sẽ khiến bạn phải chỉnh đồng hồ lùi lại 3,5 giờ, thời gian thay đổi lớn nhất so với bất kỳ biên giới nào trên thế giới.

Cận cảnh vùng biên giới kỳ quặc nhất thế giới giữa Trung Quốc và Afghanistan

Anh Tú | 19/08/2021, 10:35

Bước qua biên giới từ Afghanistan sang Trung Quốc sẽ khiến bạn phải chỉnh đồng hồ lùi lại 3,5 giờ, thời gian thay đổi lớn nhất so với bất kỳ biên giới nào trên thế giới.

Khi nhắc đến Trung Quốc và Afghanistan, ít ai nghĩ họ là những nước láng giềng gần gũi. Nhưng chỗ Pakistan và Tajikistan gần chạm với nhau, là một dải biên giới chỉ 76 km giữa Trung Quốc và Afghanistan, khu vực gần không thể tiếp cận, phần lớn là hơn 5.000 mét trên mực nước biển.

Afghanistan đã là một đồng minh thân cận với Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây. Nhờ mối quan hệ thân thiết giữa hai bên nên họ đã tránh được căng thẳng liên quan đến người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, nhiều người sống gần biên giới Afghanistan.

Từ con đường thương mại Con đường Tơ lụa kéo dài 1800 năm, đến Đế quốc Anh bành trướng vào cuối thế kỷ 18, khu vực biên giới này đã được hình thành một cách kỳ lạ.

biengioi-trungquoc-afghanistan-01.jpg
Trung Quốc (màu vàng đất) và Afghanistan (màu xanh) trên bản đồ

Trung Quốc có biên giới với 14 quốc gia láng giềng - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế - một trong số đó là Afghanistan. Sự khác biệt chính giữa biên giới này và 13 biên giới khác xung quanh Trung Quốc là biên giới với Afghanistan chỉ dài 76 km.

Sự giao nhau giữa hai quốc gia là rất kịch tính vì nhiều lý do. Bước qua biên giới từ Afghanistan sang Trung Quốc sẽ khiến bạn lùi đồng hồ lại 3,5 giờ, thời gian thay đổi lớn nhất so với bất kỳ biên giới nào trên thế giới.

biengioi-trungquoc-afghanistan-07.jpg
Dãy Kharchanai phía nam biên giới 

Điều này là do Trung Quốc, mặc dù có quy mô khổng lồ, nhưng chỉ có một múi giờ. Từ năm 1949, Chủ tịch Mao Trạch Đông quy hết các vùng về một múi giờ để thực hiện "thống nhất dân tộc".

Biên giới như ngày nay đã được hai quốc gia phê chuẩn vào năm 1963, nhưng thực tế này đã tồn tại kể từ năm 1895, khi các đế quốc Anh và Nga định hình lại biên giới của Afghanistan để hoạt động như một vùng đệm.

"The Great Game", như người ta đã biết, là trận chiến chiến lược cho Trung Đông và tiểu lục địa châu Á trong thế kỷ 19.

Anh lo sợ Nga sẽ cố gắng đánh cắp Ấn Độ trên tay mình, nhưng cuối cùng vẫn có thể giữ được quốc gia mệnh danh là "viên ngọc quý trên vương miện" của Đế chế Anh.

Cho đến năm 1895, Đế quốc Anh và Nga đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát. Vương quốc Afghanistan bị kẹt ở giữa và đã quyết định chiến đấu với người Anh trong Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ hai năm 1878. Afghanistan đã thua cuộc xung đột đó. Mặc dù vậy, họ không chính thức trở thành thuộc địa của Anh.

biengioi-trungquoc-afghanistan-02.jpg
Đế quốc Anh và Đế quốc Nga dùng Afghanistan làm vùng đệm

Năm năm sau khi chiến tranh kết thúc, người Anh và người Nga quyết định sử dụng một phần lãnh thổ Afghanistan làm vùng đệm giữa họ - bây giờ được gọi là Hành lang Wakhan. Quyết định được đưa ra bởi Ủy ban Ranh giới Pamir vào năm 1895.

Ngay ở đầu phía đông của Hành lang Wakhan dài 185 dặm này - ngày nay nằm giữa Pakistan và Tajikistan ngày nay - là Trung Quốc.

biengioi-trungquoc-afghanistan-05.jpg
Hành lang Waklan

Điểm tiếp cận duy nhất có thể sử dụng là ở cuối phía đông nam của hành lang, và được gọi là đèo Wakhjir, phần còn lại của biên giới là một dãy núi khắc nghiệt.

biengioi-trungquoc-afghanistan-06.jpg
Đèo Wakhjir

Trên thực tế, con đèo là điểm thấp nhất dọc theo toàn bộ biên giới, nhưng vẫn cao hơn mực nước biển 5.000m.

biengioi-trungquoc-afghanistan-08.jpg
Đường tơ lụa màu đỏ

Từ rất lâu trước khi có Đế chế Anh, con đèo là một phần quan trọng của Con đường Tơ lụa, một tuyến đường thương mại và du lịch kéo dài từ Trung Quốc đến Thổ Nhĩ Kỳ, và thậm chí đến châu Âu trong 1.800 năm.

Nhà thám hiểm nổi tiếng người Venice, Marco Polo, sống ở thế kỷ 13 và 14, đã vượt đèo trên đường đi qua vùng núi Pamir.

biengioi-trungquoc-afghanistan-10.jpg
Người dân Trung Quốc chăn nuôi gần biên giới

Ở cả hai bên biên giới, núi non và đồng bằng rộng lớn khiến nơi đây không thích hợp cho con người tập trung sinh sống. Hiện chủ yếu nông dân sống ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc và tỉnh Badakhshan ở Afghanistan chăn nuôi ở khu vực này. Các cộng đồng ở hai bên biên giới là một số cộng đồng nghèo nhất ở cả 2 quốc gia.

biengioi-trungquoc-afghanistan-11.jpg
Cuộc sống khó khăn của người dân phía biên giới Afghanistan

Tỉnh Badakhshan ở phía Afghanistan là vùng đặc biệt hẻo lánh, với dân số chưa đến 1 triệu người sinh sống mặc dù đây là khu vực lớn thứ năm ở Afghanistan.

biengioi-trungquoc-afghanistan-13.jpg
Thị trấn Tashkurgan phía Trung Quốc

Còn Tashkurgan là thị trấn lớn của Trung Quốc gần biên giới Afghanistan, nằm ở phía bắc của đèo Wakhjir - và nó là địa điểm khá ngoạn mục.

Đây là pháo đài 2000 năm tuổi ở Tashkurgan. Người ta đồn rằng tòa nhà được kiên cố tốt đến nỗi ngay cả Alexander Đại đế cũng không thể chinh phục được nó.

Biên giới này cũng là chìa khóa dẫn đến Mỏ đồng Aynak, ở miền trung Afghanistan, mà Trung Quốc đã thuê của chính quyền Kabul từ năm 2007.

Vào tháng 11.2007, hợp đồng thuê mỏ đồng có thời hạn 30 năm cho Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) với giá 3,5 tỉ USD, biến nó thành liên doanh đầu tư nước ngoài và kinh doanh tư nhân lớn nhất trong lịch sử của Afghanistan.

Trung Quốc đã đề nghị xây dựng một nhà máy điện và một tuyến đường sắt từ Trung Quốc để phục vụ mỏ, điều này có thể giúp tăng nhanh việc thu hút đầu tư.

Hồi đầu 2018, xuất hiện các báo cáo rằng Bắc Kinh và Kabul đã đi đến một thỏa thuận để Trung Quốc xây dựng và cung cấp một căn cứ quân sự ở Badakhshan.

Nhưng tại cuộc họp báo lúc dó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm đã phủ nhận bằng tuyên bố: “Cái gọi là vấn đề Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự ở Afghanistan là vô căn cứ”.

Sau đó, một số quan chức Afghanistan lại bác bỏ những lời phủ nhận đó. “Với tư cách là đại diện của Bộ Quốc phòng Afghanistan, một lần nữa tôi nói: chúng tôi và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đang tiến hành đàm phán và đã đạt được thỏa thuận về việc xây dựng một căn cứ quân sự của Bộ Quốc phòng Afghanistan cho bộ binh miền núi ở tỉnh Badakhshan, miền Bắc nước này”, Tướng Davlat Waziri khi đó tuyên bố . “Tuy nhiên, tôi không thể nói khi nào việc xây dựng căn cứ sẽ bắt đầu”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cận cảnh vùng biên giới kỳ quặc nhất thế giới giữa Trung Quốc và Afghanistan