Di sản của Mỹ tại Afghanistan nát vụn, vậy liệu Trung Quốc có thể tận dụng lợi thế khi Taliban chấp chính ở Kabul?

Taliban chấp chính, Trung Quốc lo ngại phong trào Hồi giáo bùng cháy ở Tân Cương

Anh Tú | 16/08/2021, 14:16

Di sản của Mỹ tại Afghanistan nát vụn, vậy liệu Trung Quốc có thể tận dụng lợi thế khi Taliban chấp chính ở Kabul?

Thế giới đã không khỏi sửng sốt trước những hình ảnh về cuộc tấn công của Taliban trên khắp Afghanistan, khi quân đội chính phủ bốc hơi với tốc độ nhanh chóng đáng kinh ngạc. Trung  Quốc cũng kinh ngạc với sự sụp đổ quá nhanh này.

Trung Quốc đã đi dây tại Afghanistan

Vào ngày 28.7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp chính thức tại Thiên Tân với một phái đoàn Taliban gồm 9 thành viên, trong đó có Mullah Abdul Ghani Baradar, đồng sáng lập và phó thủ lĩnh của nhóm Hồi giáo cực đoan.

wang-taliban.jpeg
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp lãnh đạo Taliban tại Thiên Tân - Ảnh: Internet

Bản thân cuộc gặp không phải là một bất ngờ - vì trước đây Taliban đã đến Trung Quốc để họp - mà là cách mà Trung Quốc công khai sự kiện. Thật vậy, ông Vương đã công khai thừa nhận Taliban là "một lực lượng quân sự và chính trị quan trọng ở Afghanistan được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hòa bình, hòa giải và tái thiết đất nước".

Một lời khẳng định như vậy của Trung Quốc là chưa từng có, mang lại cho Taliban tính hợp pháp rất cần thiết trên trường quốc tế. Hãy nhớ rằng nhiều quốc gia vẫn xác định Taliban là một tổ chức khủng bố.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc công nhận Taliban có lẽ được cho là miễn cưỡng. Chỉ 12 ngày trước khi ông Vương gặp Taliban, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói chuyện với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, hứa "sự ủng hộ vững chắc của Trung Quốc đối với chính phủ Afghanistan để duy trì chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ".

xi-af.jpg

Sự bất ổn trong nền chính trị Afghanistan buộc Bắc Kinh phải đề phòng. Điều đó sẽ cho phép nước này đóng vai trò trung gian hòa giải mà Trung Quốc về cơ bản đang theo sát từng bước. Sau đó, Trung Quốc đã nhìn thấy rõ sự tham gia của Mỹ và phương Tây trong hoạt động quân sự kéo dài 20 năm của họ, và nhận ra rằng có rất ít người cản bước được Taliban. Vậy thì tốt hơn, hãy gắn kết các mối quan hệ và tận dụng lợi thế của người có mặt sớm hơn.

Bây giờ Taliban đã chiến thắng, chúng ta có thể mong đợi các cuộc gặp và hỗ trợ cấp cao sẽ nhanh chóng và dày đặc hơn.

Không còn nghi ngờ gì nữa, một khoảng trống an ninh ở Afghanistan sau khi Mỹ, NATO và các đồng minh từ bỏ đất nước. Trung Quốc sẽ nhảy vào?

Nghĩa địa của các đế chế

Afghanistan nổi tiếng là "nghĩa địa của các đế chế", dù là của Anh, Nga hay bây giờ là Mỹ. Bắc Kinh nhận thức rõ về điều này để khỏi mắc phải những sai lầm tương tự như phương Tây. Thật vậy, tại thời điểm này, đừng mơ việc quân đội Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) hiện diện trên đất Afghanistan. Trung Quốc đã chứng kiến ​​Mỹ, Anh và các đồng minh bị đánh bại về mặt quân sự; họ sẽ không mắc lỗi tương tự.

Chẳng hạn như Trung Quốc có cung cấp vũ khí cho Taliban không? Chắc chắn, Bắc Kinh không từ chối khách hàng nào, nhưng họ chắc chắn sẽ kiểm soát chặt chẽ bất cứ thứ gì họ bán cho Afghanistan. Một số tin nói Taliban đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp tên lửa đất đối không khi phái đoàn Taliban đến thăm vào tháng trước.

Trung Quốc có lợi ích kinh tế ở đó. Ví dụ, Afghanistan muốn áp dụng Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh là bất kỳ tác động an ninh nào đối với chính Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Tân Cương ở phía tây bắc. Trung Quốc rất lo ngại các thế lực Hồi giáo Tân Cương liên kết với Taliban.

Bắc Kinh cũng lo sợ về việc các chiến binh Hồi giáo (trong lực lượng Taliban) quay trở lại Trung Quốc để gây rối. Trong các giao dịch với Kabul cho đến nay, tính toán đó luôn được ưu tiên hàng đầu và điều này sẽ không thay đổi khi Taliban đã chiếm quyền kiểm soát Afghanistan.

Có rất nhiều điều đáng lo ngại nên rất khó để dự đoán mối quan hệ Trung Quốc-Afghanistan sẽ diễn ra như thế nào. Liệu Taliban có tàn nhẫn như trước, áp đặt luật Sharia nghiêm khắc và đưa xã hội Afghanistan trở lại lối sống thời trung cổ hay sẽ cai trị mềm mỏng hơn? Hồ sơ tồi tệ của Taliban đã tự nói lên điều đó.

Cách mà Taliban cai trị Afghanistan và sự hỗ trợ của Taliban đối với các nhóm Hồi giáo khác, đặc biệt là những nhóm mà đa số cho là khủng bố, sẽ rất quan trọng đối với quan hệ với Trung Quốc.

Chỉ riêng sức hút kinh tế sẽ không đủ để Trung Quốc đổ xô vào Afghanistan. Trung Quốc đã bỏng tay ở Afghanistan, đặc biệt là thông qua các khoản đầu tư vào dự án dầu mỏ lưu vực Amu Darya và mỏ đồng Aynak. Đã có các cuộc thảo luận về việc mở rộng Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (ví dụ: đường cao tốc Peshawar-Kabul), nhưng vẫn chưa có chuyển động nào liên quan Afghanistan cho đến nay. Điều đáng quan tâm hơn là bảo vệ các khoản đầu tư hiện có của Trung Quốc ở Pakistan, thay vì mạo hiểm vào Afghanistan đầy bạo lực và khó lường.

Taliban luôn khó lường

Phái đoàn Taliban ở Thiên Tân hoan nghênh bất kỳ sự giúp đỡ nào của Trung Quốc trong việc tái thiết Afghanistan, mặc dù nhóm Hồi giáo này có khả năng tham nhũng chẳng kém gì chính phủ trước đó. Phát ngôn viên của Taliban Suhail Shaheen nói, "Trung Quốc là một quốc gia thân thiện và chúng tôi hoan nghênh họ tái thiết và phát triển Afghanistan... Nếu (người Trung Quốc) có ý định đầu tư, tất nhiên chúng tôi sẽ đảm bảo an toàn cho họ".

Trong nửa đầu năm nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Afghanistan chỉ đạt 2,4 triệu USD. Con số này giảm nhiều so với 4,4 triệu USD cho năm 2020, trái ngược với 110 triệu USD tiền Trung Quốc đầu tư vào Pakistan năm ngoái.

Ông Vương chỉ trích chính sách thất bại của Mỹ đối với Afghanistan, chỉ ra rằng Trung Quốc nhân văn hơn nhiều vì nước này tuân theo "nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của người khác". Tất nhiên, đây chỉ là những lời lẽ mang tính tự đề cao của Trung Quốc mà thôi.

Bắc Kinh không hài lòng về việc Mỹ rút quân, vì việc đó làm gia tăng bất ổn tại Afghanistan. Chẳng hạn như Taliban có ủng hộ những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương không? Taliban cho biết vào tháng trước: "Chúng tôi quan tâm đến sự đàn áp của người Hồi giáo, có thể là ở Palestine, ở Myanmar hoặc ở Trung Quốc, và chúng tôi quan tâm đến sự đàn áp của những người không theo đạo Hồi ở bất kỳ đâu Thế giới. Nhưng điều chúng tôi sẽ làm là không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc". Những lời như vậy sẽ làm yên lòng Trung Quốc.

Hay các trại huấn luyện khủng bố Hồi giáo có thể mọc lên ở Afghanistan? Đó là một khả năng rất thực tế, như được chứng minh bởi nhận xét của ông Vương rằng Taliban phải "cắt đứt mọi quan hệ với tất cả các tổ chức khủng bố, gồm cả Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM)". ETIM là một tổ chức chưa ai thấy rõ mà nhiều người thậm chí không tin là có tồn tại. Mỹ đã loại bỏ ETIM khỏi Danh sách Khủng bố vào tháng 11.2020. Tuy nhiên, các tham chiếu của Trung Quốc chỉ đến ETIM như địa chỉ tổng hợp về những người Hồi giáo Trung Quốc có thể dám gây chiến chống lại họ.

Taliban thực sự đã hứa vào tháng 7 sẽ không chứa chấp bất kỳ nhóm nào thù địch với Trung Quốc. Tuy nhiên, thật khó để tin rằng Taliban có thể kiểm soát chặt chẽ các thành viên của mình, hoặc đối với địa hình hiểm trở của Afghanistan. Taliban đã thả hàng nghìn tù nhân trong các nhà tù của chính phủ Afghanistan. Một trong số này được cho là Maulvi Faqir Mohammad, phó thủ lĩnh của nhóm bảo kê Tehrik-i-Taliban Pakistan.

Trớ trêu thay, chính Taliban Pakistan lại nhận trách nhiệm về một vụ đánh bom khách sạn Quetta nhắm vào công dân Trung Quốc ở Pakistan vào ngày 22.4. Nhóm này có khả năng cũng chịu trách nhiệm cho một vụ nổ xe buýt ở Kohistan vào tháng 7 và vụ phục kích một chiếc xe chở các kỹ sư Trung Quốc ở Karachi vào ngày 28.7. Bắc Kinh chắc chắn sẽ yêu cầu Taliban kiềm chế các phân đà ở Pakistan. Thật vậy, cải thiện an ninh ở Pakistan có thể là một lợi ích tiềm năng mà ông Tập cảm nhận được khi hợp tác với Taliban.

Bài toán kép của Trung Quốc tại Afghanistan

Ông Vương cũng nói với Taliban rằng họ cần phải "xây dựng một hình ảnh tích cực và theo đuổi một chính sách bao trùm", mặc dù nhân quyền dường như không phải là ưu tiên đối với nhóm cực đoan này cũng như chính Trung Quốc. Tất cả những gì cho thấy là Bắc Kinh thích đối phó với một Afghanistan ôn hòa.

Andrew Small, Phó Giám đốc Chính sách Cao cấp tại Hội đồng Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại, cho biết: "Trung Quốc không có xu hướng nhìn nhận Afghanistan qua lăng kính tìm kiếm các cơ hội; nó gần như hoàn toàn xoay quanh việc kiểm soát các mối đe dọa. Sự hiện diện của Mỹ được hiểu là một mối đe dọa địa chính trị, giống như sự hiện diện quân sự của Liên Xô trong những năm 1980... Bắc Kinh chắc chắn hy vọng rằng Mỹ sẽ rút khỏi khu vực - nhưng chỉ sau khi một thỏa thuận hòa bình do Bắc Kinh làm trung gian. Trung Quốc giờ đối mặt với nhiều nỗi lo. Taliban trở lại nắm quyền là tiềm năng để Afghanistan trở thành nơi trú ẩn cho các nhóm chiến binh nhắm vào Trung Quốc. Các lợi ích kinh tế và chính trị của Trung Quốc trong khu vực đã tăng lên đáng kể kể từ đó, nhưng Bắc Kinh cũng lo lắng về tác động lan tỏa ở các nước láng giềng, đặc biệt là Pakistan (nơi có các tay súng Taliban thù địch Trung Quốc)".

Small đánh giá: "Mặc dù Bắc Kinh đã có quan hệ thực dụng với quyền lực thực sự ở Afghanistan, họ luôn tỏ ra không thoải mái với ý thức hệ của Taliban. Chính phủ Trung Quốc lo ngại tác động truyền cảm hứng từ thành công của Taliban ở Afghanistan đối với hoạt động quân sự trên khắp khu vực, bao gồm cả Taliban ở Pakistan”.

"Bắc Kinh cũng lo ngại về những rủi ro vướng vào Afghanistan, vốn được coi là một cái bẫy chiến lược đã làm sa lấy các cường quốc khác đã can dự quá sâu. Vì vậy, trong khi họ thấy sự cần thiết của việc tham gia tích cực hơn vào một nền chính trị để đối phó với nguy cơ hiện hữu, Bắc Kinh vẫn phải có sự cảnh giác cao để khỏi bị hút vào".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Taliban chấp chính, Trung Quốc lo ngại phong trào Hồi giáo bùng cháy ở Tân Cương