Sáng nay, 24.10, tại TP.HCM, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng UBND TP.HCM đã phối hợp tổ chức hội thảo, triển lãm quốc tế về Smart IoT Việt Nam 2018.

Cần đưa IoT vào sâu trong thực tiễn đời sống và sản xuất

24/10/2018, 20:05

Sáng nay, 24.10, tại TP.HCM, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng UBND TP.HCM đã phối hợp tổ chức hội thảo, triển lãm quốc tế về Smart IoT Việt Nam 2018.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: Thiên Hà

Năm nay, sự kiện này có chủ đề "Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường Internet vạn vật (IoT) của Việt Nam”. Tham dự sự kiện này có mặt của ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, và ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của IoT trong đời sống cũng như thực tiễn phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới.

"Muốn phát triển Smart IoT tại Việt Nam, việc đầu tiên là phải có cách tiếp cận đúng trong xây dựng chính sách trong phát triển IoT. Tuy nhiên, cách tiếp cận IoT chỉ đơn thuần là công nghệ vẫn chưa đầy đủ và toàn diện, các doanh nghiệp cần định hình rõ quan niệm IoT là cuộc cách mạng về chính sách và công nghệ, nhằm giúp thay đổi chính sách và cuộc sống người dân. Dưới góc độ công nghệ, IoT phải thúc đẩy nâng cấp mạnh mẽ các ngành sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia và xây dựng xã hội thông minh", ông Nguyễn Văn Bình nói.

Theo ông Nguyễn Văn Bình thì Việt Nam cần phải sớm xây dựng và triển khai đề án phát triển số quốc gia và các chiến lược số chuyển đổi các ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng khác trong nền kinh tế, đồng thời cần có chính sách nâng cấp các ngành sản xuất thông qua ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin và tự động hóa, trọng tâm là các ngành công nghiệp chế tạo. Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thực hiện số hóa theo từng giai đoạn, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài vấn đề phát triển IoT vào đời sống và sản xuất, ông Nguyễn Văn Bình cũng đặt nặng vấn đề đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng khi nhận định: “Sắp tới, Việt Nam cần sớm hoàn thiện thể chế theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế số, đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một trong những vấn đề then chốt trong phát triển IoT Việt Nam là phải đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng. Mặt khác, sự phát triển IoT Việt Nam đặt ra yêu cầu tiếp cận mới về an toàn dữ liệu khi các thiết bị kết nối với nhau rộng khắp, các thiết bị từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Điều này liên quan đến cả nền công nghiệp, từ nhà chế tạo chip, nhà sản xuất thiết bị đến những nhà cung cấp dịch vụ trên mạng”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: "Chúng ta đã quen với thế giới 7 tỉ người, nhưng hàng ngàn tỉ sự vật thì quả thật chưa tưởng tượng được. Đây là cơ hội to lớn cho những ai chấp nhận một thế giới khác biệt, dám làm chủ và đi đầu. Một cách nhìn khác biệt, rất VN sẽ giúp VN đi đầu về IoT".

Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho rằng sự phát triển của IoT tạo nên nhiều thách thức mới mà con người cần phải thích ứng như vấn đề an ninh mạng.

“Thế giới càng ảo hóa bao nhiêu thì tầm quan trọng của an ninh, an toàn thông tin càng lớn bấy nhiêu”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.

Bên cạnh 4 phiên hội thảo chính, còn diễn ra triển lãm quốc tế về Smart IoT với quy mô hơn 40 gian hàng, quy tụ sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới.

Thiên Hà

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần đưa IoT vào sâu trong thực tiễn đời sống và sản xuất