Ngày 28.2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc giao ban khối giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) với lãnh đạo bộ, ngành thuộc khối GD-ĐT, đại diện một số hiệp hội trao đổi về việc biên soạn SGK mới đang được dư luận quan tâm.

Cần tách khâu biên soạn in ấn và phát hành SGK

Hải Yến | 01/03/2019, 10:05

Ngày 28.2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc giao ban khối giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) với lãnh đạo bộ, ngành thuộc khối GD-ĐT, đại diện một số hiệp hội trao đổi về việc biên soạn SGK mới đang được dư luận quan tâm.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD-ĐT theo sát chương trình sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT cần tập trung chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa chính thức, tách bạch khâu biên soạn nội dung với khâu in ấn, phát hành. Bên cạnh nội dung kiến thức trong chương trình, sách giáo khoa mới không thể thiếu nội dung dạy đạo đức, dạy làm người cho học sinh.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội để sớm hoàn thiện Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi. Bên cạnh nội dung kiến thức trong chương trình, sách giáo khoa mới không thể thiếu nội dung dạy đạo đức, dạy làm người cho học sinh từ lời ăn, tiếng nói, câu chào đến hát quốc qua, tập thể dục, giữ vệ sinh chung.Bộ GD-ĐT cần chuẩn bị tốt cho bộ sách giáo khoa mới, tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, làm căn cứ pháp lý cho công tác đổi mới giáo dục sắp tới.

Ngoài ra, các Bộ, ngành cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết các vấn đề quan trọng của ngành giáo dục, như: tiếp tục thúc đẩy mô hình học tập suốt đời, hoàn thiện số liệu thống kê dự báo về nhu cầu giáo viên, tiếp tục đẩy mạnh phân luồng sớm cho học sinh vào hệ thống các trường nghề...

Liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, Phó Thủ tướng lưu ý trong quá trình chuẩn bị kỳ thi cần “đặt hàng” chuyên gia về mọi tình huống có thể xảy ra. Đề thi mẫu cần chuẩn bị tốt. Ngoài ra, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nêu ra một số đầu việc mà Bộ GD-ĐT cũng như các bộ ngành liên quan đến giáo dục đào tạo cần thực hiện trong thời gian tới như,dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đang trong giai đoạn biên soạn quyết định, Bộ GD-ĐT phải tích cực tham gia.

“Tinh thần là "khi luật có hiệu lực thì những nghị định, thông tư trái với luật thì phải sửa. Đồng thời, chuẩn bị các nghị định, thông tư hướng dẫn cho Luật Giáo dục (sửa đổi) sắp tới" – Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Chia sẻ với báo chí, đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định, thời gian thực hiện chương trình sách giáo khoa mới sẽ theo tinh thần của Nghị quyết 51 ban hành ngày 21.11.2017.

"Theo lộ trình này, nghị quyết ghi rõ, thời gian thực hiện chương trình mới chậm nhất là vào năm 2020 - 2021 với lớp đầu tiên của cấp tiểu học; năm 2021 - 2022 với lớp đầu tiên của cấp THCS; năm 2022 - 2023 với lớp đầu tiên của cấp THPT. Chỉ đạo của Chính phủ rất rõ là Bộ thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị quyết 51" - đại diện Bộ GD-ĐT cho hay.

Trong khi đó, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh, yêu cầu sớm ban hành hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về xây dựng cộng đồng học tập, đánh giá hiệu quả và kiện toàn các trung tập giáo dục cộng đồng.

GS. Phạm Tất Dong đề nghị kiểm tra chặt chẽ quy trình biên soạn các bộ sách giáo khoa theo chương trình mới. Cùng với đó, phải có cuộc cách mạng về phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thì mới triển khai hiệu quả chương trình, sách giáo khoa mới.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần tách khâu biên soạn in ấn và phát hành SGK