TP.HCM hiện đang cần hàng trăm ngàn tỉ đồng để đầu tư cho "chương trình chỉnh trang, tái phát triển đô thị", nhưng nguồn lực ngân sách của thành phố có hạn. Do đó, thành phố cần bổ sung phương thức xã hội hóa đầu tư để thu hút nguồn vốn.

Cần xã hội hóa việc chỉnh trang, tái phát triển đô thị

Phan Diệu | 18/10/2017, 14:34

TP.HCM hiện đang cần hàng trăm ngàn tỉ đồng để đầu tư cho "chương trình chỉnh trang, tái phát triển đô thị", nhưng nguồn lực ngân sách của thành phố có hạn. Do đó, thành phố cần bổ sung phương thức xã hội hóa đầu tư để thu hút nguồn vốn.

Đây là nhận định của ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA)góp ý cho chương trình chỉnh trang đô thị của TP.HCM.

TP.HCM cần hàng trăm ngàn tỉ đồng để phát triển đô thị

Theo ông Lê Hoàng Châu, TP.HCM hiện có quy mô dân số lên đến khoảng 13 triệu người, trong đó có khoảng 3 triệu người nhập cư, trừ khu vực trung tâm thành phố tương đối khang trang, phần lớn các quận, nhất là các quận ven vẫn đang tồn tại rất nhiều khu dân cư lụp xụp cần phải được chỉnh trang,tái phát triển đô thị.

Khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển cũng cho thấy, TP.HCM có đến 18% dân số, tương đương với 2,34 triệu người cần nhà ở. Số liệu của Sở Xây dựng cũng cho thấy, có đến 500.000 hộ dân chưa có nhà ở.

Trong hơn 20 năm qua, thành phố đã thực hiện thành công dự án chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Ruột Ngựa - Tàu Hũ đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị.Hiệnthành phố đang tiếp tục thực hiện chương trình chỉnh trang kênh rạch, có liên quan tới hơn 22.000 hộ gia đình, với tổng mức đầu tư khoảng 30.000 tỉ đồng, trong đócó các dự án trọng tâm như Nam Kênh Đôi, quận 8 với quy mô hơn 7.500 hộ dân, tổng mức đầu tư khoảng 14.000 tỉ đồng.

Dự án Rạch Xuyên Tâm, quận Bình Thạnh có quy mô khoảng 2.500 hộ dân, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỉ đồng. Dự án Kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên; dự án đào tái lập lại Kênh Hàng Bàng, quận 6 để nâng cao năng lực thoát nước khu vực.

Thành phố cũng đang triển khai chương trình nâng cấp, xây dựng lại chung cư cũ có liên quan đến 35.000 hộ gia đình, với mục tiêu từ nay đến năm 2020 sẽ xây dựng lại hoặc nâng cấp tối thiểu 50% trong tổng số 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975, trong đó có khoảng 50 chung cư đang trong tình trạng hư hỏng nặng, nguy hiểm cho người sử dụng.

Cần xã hội hóa để phát triển đô thị

Tuy nhiên, theo ông Châu, tổng nguồn vốn đầu tư cho "chương trình chỉnh trang, tái phát triển đô thị" rất lớn, lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng, trong lúc nguồn lực ngân sách của thành phố có hạn. Do đó,cầnđược bổ sung bằng phương thức xã hội hóa đầu tư.

Chủ tịch HoREA cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, thành phố đã huy động được nguồn lực xã hội hóa đạt tỷ lệ 31,7% GRDP để phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, và các dự án trọng điểm. Chỉ có giải phápxã hội hóa đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), với sự hợp tác tích cực, tự giác của người dân thì mới đảm bảo sự thành công của "chương trình chỉnh trang, phát triển đô thị".

Đối với các dự án chỉnh trang các khu dân cư lụp xụp, xây dựng lại chung cư cũ thì cần thực hiện cơ chế, chính sách tái điều chỉnh đất đai, tái phân lô đất đai với sự tham gia tích cực và chủ động của cộng đồng dân cư theo kinh nghiệm các nước, cũng như TP.HCM đã thực hiện thành công các dự án ngay từ đầu những năm1990. Đơn cử như các dự án chỉnh trang nhà ở trên và ven kênh rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Ruột Ngựa - Tàu Hũ, Tân Hóa - Lò Gốm; chỉnh trang khu dân cư Bàu Cát, quận Tân Bình; khu phố chợ Bà Chiểu, khu dân cư Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh…

Trong đó, lãnh đạo HoREA cho rằng điển hình thành công đáng chú ý có thể nghiên cứu để nhân rộng là dự án cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp khu dân cư Xóm Cải thuộc quận 5 (năm 1993), với 100% hộ dân sau đó đã được tái bố trí nhà ở ngay tại dự án.

Đây là khu dân cư cũ lụp xụp được cải tạo, nâng cấp theo cơ chế, chính sách tái điều chỉnh đất đai, tái phân lô với sự tham gia tích cực và chủ động của cộng đồng dân cư. Trong số 93,6 tỉ đồng vốn đầu tư cho dự án, chỉ có một phần là vốn ngân sách để giải phóng mặt bằng và xây dựng một số hạng mục hạ tầng cơ bản. Còn lại là nguồn vốn ứng trước huy động từ cộng đồng dân cư và nhà thầu.

Từ thực tiễn các dự án chỉnh trang đô thị trong cả nước tương tự như khu dân cư Xóm Cải, HoREA kiến nghị thành phố tổ chức tổng kết các dự án chỉnh trang, tái phát triển đô thị đã thực hiện trên địa bàn thành phố trong hơn 20 năm qua để rút ra những vấn đề mang tính quy luật, những cơ chế, chính sách, những bài học kinh nghiệm cả thành công và chưa thành công.

Từ đó, đề xuất bổ sung vào hệ thống pháp luật và góp phần xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện thành công "chương trình chỉnh trang, phát triển đô thị" của thành phố.

Song song đó, HoREA cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch về cơ chế, chính sách tái điều chỉnh đất đai, tái phân lô đất đai với sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư để thực hiện công tác chỉnh trang - tái phát triển đô thị đối với các dự án chỉnh trang các khu dân cư lụp xụp; xây dựng lại, cải tạo các chung cư cũ hư hỏng. Đồng thời, chỉnh trang các khu nhà lụp xụp trên và ven kênh rạch trên địa bàn thành phố.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần xã hội hóa việc chỉnh trang, tái phát triển đô thị