Chương trình tuyển mộ quân nhân năm 2022 của Trung Quốc nới lỏng giới hạn độ tuổi và ưu tiên sinh viên khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (khối ngành STEM).

Căng thẳng trên eo biển Đài Loan, Trung Quốc tăng tuổi nhập ngũ

Cẩm Bình | 13/08/2022, 11:35

Chương trình tuyển mộ quân nhân năm 2022 của Trung Quốc nới lỏng giới hạn độ tuổi và ưu tiên sinh viên khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (khối ngành STEM).

Căng thẳng ở eo biển Đài Loan bùng lên bởi chuyến thăm đảo tự trị của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Trung Quốc phản ứng bằng cách tổ chức tập trận quanh Đài Loan, bắn 11 tên lửa đạn đạo về phía đảo tự trị, triển khai tàu cùng máy bay vượt qua đường phân định eo biển và thực hiện hàng loạt diễn tập tấn công trên biển lẫn trên không.

Mới đây, tờ SCMP cho biết, chương trình tuyển mộ quân nhân năm 2022 của Trung Quốc đang nới lỏng giới hạn độ tuổi và ưu tiên sinh viên khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (khối ngành STEM).

Ở giai đoạn 2 của chương trình vừa bắt đầu vào tháng 8, giới hạn độ tuổi với sinh viên tốt nghiệp đại học tăng từ 24 lên 26. Người tốt nghiệp trường khoa học, công nghệ thuộc các đại học và người có chuyên môn cần thiết cho chiến đấu được ưu tiên.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 9.8 đưa tin, tại Chiết Giang có 110.000 người nộp đơn nhập ngũ, trong đó, gần 70% có bằng đại học.

Yu Qi - một trong số người nộp đơn nhập ngũ tại Chiết Giang - cho biết: “Tình hình eo biển Đài Loan gần đây khiến mọi người lo lắng đồng thời cũng cho thấy rằng chỉ có thể đạt được hòa bình bằng sức mạnh quốc gia. Tôi sẵn sàng phục vụ Tổ quốc”.

pla.jpg
Trung Quốc nới lỏng độ tuổi nhập ngũ - Ảnh: Tân Hoa Xã

Tuy nhiên, một quan chức phụ trách tuyển quân của tỉnh Hồ Bắc nhận định căng thẳng trên khó khiến thanh niên Trung Quốc sẵn sàng gia nhập quân đội hơn, phần lớn nhập ngũ vì lý do cá nhân.

“Thanh niên Trung Quốc nhập ngũ chủ yếu vì 3 lý do: cảm tình cá nhân với quân đội do ảnh hưởng từ người thân, bạn bè; xem gia nhập quân đội giống như tuyển dụng lao động; muốn trở thành công chức sau khi rời khỏi quân ngũ”, theo sĩ quan ở Hồ Bắc.

Một quan chức khác họ Tian, phụ trách công tác cựu chiến binh ở thành phố Hồ Bắc cũng có cùng quan điểm: “Trung Quốc tuyển quân thường xuyên, vì vậy đợt tuyển quân năm nay sẽ không bị cuộc khủng hoảng Đài Loan nổ ra gần đây ảnh hưởng”.

Tuy nhiên, bà ghi nhận một hiện tượng bất thường: “Tôi nhận thấy số lượng binh sĩ rời khỏi hải quân đã giảm đáng kể trong 2 năm qua. Đây có thể là dấu hiệu hải quân đang mở rộng lực lượng chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp ở eo biển Đài Loan”.

Quân đội Trung Quốc sở hữu nhiều tàu chiến nhất thế giới, tàu sân bay thứ 3 vừa hạ thủy giúp nước này tiến gần hơn đến mục tiêu xây dựng lực lượng hải quân hoạt động ở vùng biển xa lục địa với ít nhất 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2035. 

Sức mạnh hải quân được coi là điều cần thiết trong bất kỳ hoạt động quân sự nào của Trung Quốc nhằm giành quyền kiểm soát Đài Loan bằng vũ lực. Đảo tự trị này nằm cách bờ biển tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc khoảng 150 km (93 dặm).

Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Căng thẳng trên eo biển Đài Loan, Trung Quốc tăng tuổi nhập ngũ