Tổng cục hải quan vừa yêu cầu 11 Cục Hải quan địa phương, nơi có các sân bay quốc tế phải tăng cường quản lý rủi ro đối với hành lý của phi hành đoàn phục vụ trên các chuyến bay quốc tế đến/đi từ Việt Nam để ngăn chặn tình trạng buôn lậu trong ngành hàng không.

'Cắt' đặc quyền miễn thuế hành lý của phi công và tiếp viên hàng không

Dân TríDân, VNN | 03/06/2017, 15:45

Tổng cục hải quan vừa yêu cầu 11 Cục Hải quan địa phương, nơi có các sân bay quốc tế phải tăng cường quản lý rủi ro đối với hành lý của phi hành đoàn phục vụ trên các chuyến bay quốc tế đến/đi từ Việt Nam để ngăn chặn tình trạng buôn lậu trong ngành hàng không.

Cụ thể, 11 Cục Hải quan tổ chức thu thập, xử lý thông tin, phân tích lựa chọn đối tượng trọng điểm. Kiểm tra, giám sát việc áp dụng chế độ tiêu chuẩn định mức miễn thuế đối với thành viên phi hành đoàn để phòng ngừa, phát hiện hành vi lợi dụng nhằm trốn thuế khi vận chuyển hành lý từ Việt Nam đi quốc tế và từ các nước về Việt Nam.

Đồng thời, hải quan sân bay và hải quan địa phương phải thực hiện thu thập các thông tin trên Hệ thống Dữ liệu Chuyến bay (API), hồ sơ nhập cảnh của nhân viên phi hành đoàn, thông tin phi hành đoàn đã được hưởng định mức miễn phí để cung cấp cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

Hệ thống dữ liệu API đã cập nhật thông tin cơ bản về chuyến bay và hành khách của các hãng hàng không, góp phần cung cấp thông tin cần thiết khi cho các cơ quan liên quan yêu cầu. Trong đó có thể bao gồm các cảnh bảo rủi ro về chuyến bay, hành khách như nguy cơ về buôn lậu hàng hóa, gian lận thuế... Căn cứ vào dữ liệu API, hải quan cửa khẩu có thông tin để kiểm soát chế độ tiêu chuẩn định mức miễn thuế đối với phi công, tiếp viên đi làm nhiệm vụ.

Theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, phi công, tiếp viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế được hưởng định mức hành lý miễn thuế nhưng không được hưởng theo từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được miễn thuế 1 lần.

Số lượng hàng hoá miễn thuế cho phi hành đoàn được quy định như sau:

- Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít. Nếu là rượu đóng chai có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 1 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 1 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;

- Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định nói trên có tổng trị giá hải quan không quá 10 triệu đồng.

Theo Dân Trí, trên thực tế việc buôn lậu, lợi dụng miễn thuế trong hàng không đã diễn ra trong nhiều năm qua, trong đó tháng 3.2017 trường hợp tiếp viên hàng không bị phát hiện vận chuyển 90.000 USD (khoảng 2 tỉ đồng) từ Hàn Quốc về Việt Nam, bị Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện.

Ngoài ra, việc tiếp viên hàng không, phi hành đoàn buôn lậu đã trở thành nhức nhối trong ngành hàng không. Đặc biệt, việc vận chuyển hàng xách tay về bán diễn ra thường xuyên, đặc biệt các vật phẩm đồ ngoại nhưsữa ngoại nhập, thực phẩm chức năng... điều này không chỉ phục vụ lợi ích cho một số đối tượng mà còn là cơ hội kinh doanh cho những đối tượng vụ lợi, ảnh hưởng đến các hãng hàng không và thể diện quốc gia.

PV
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Cắt' đặc quyền miễn thuế hành lý của phi công và tiếp viên hàng không