Theo các nhà khoa học Anh, phép đo mức độ tự phát huỳnh quang (autofluorescence) trong thủy tinh thể có thể giúp dự đoán ai sẽ phát triển bệnh tiểu đường thể 2 và tiểu đường do rối loạn dung nạp glucose.
Theo eurekalert.org, một công trình nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị thường niên 2019 của Hiệp hội nghiên cứu về bệnh tiểu đường châu Âu (EASD) ở Barcelona, Tây Ban Nha (từ ngày 16 đến ngày 20.9) cho thấy phân tích chuyên biệt về thủy tinh thể cho phép tiên đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và rối loạn dung nạp glucose (còn được gọi là tiền tiểu đường, một tình trạng thường dẫn đến bệnh tiểu đường thể 2).
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Y khoa Exeter, Anh, cho thấy rằng đo mức độ tự phát huỳnh quang (autofluorescence) trong thủy tinh thể cho phép dự đoán ai sẽ phát triển bệnh tiểu đường thể 2 và tiểu đường do rối loạn dung nạp glucose glucose.
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng có thể mất đến 10 năm từ khi chẩn đoán đến thời điểm khởi phát bệnh tiểu đường thể 2, vì vậy, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng. Các nhà khoa học đã sử dụng một kính hiển vi sinh học (biomicroscope) mới được phát triển để phát hiện các sản phẩm glycation cuối cùng trong mắt bằng cách quét đơn giản. Trong nghiên cứu này, 60 người đã tham gia thử nghiệm, trong số họ có 20 bệnh nhân khỏe mạnh; kết quả, trong 80% trường hợp, các nhà nghiên cứu đã có thể chẩn đoán bệnh của họ.
Các nhà khoa học cho biết, đo mức độ tự phát huỳnh quang (autofluoresence) có thể là một chỉ dấu đáng tin cậy để kiểm soát bệnh tiểu đường lâu dài ở bệnh nhân, cho phép dự đoán các biến chứng trong tương lai.
Vũ Trung Hương