Vì số ca nhiễm nCoV ở Ý tăng nhanh chóng mặt, nhiều người dân bản địa xem nhẹ dịch bệnh và tin tưởng sẽ được chăm sóc tốt nhất nếu về Việt Nam, Tuấn Anh đã vội vã tháo chạy khỏi đất nước hình chiếc ủng khi nghe tin phong toả hàng loạt thành phố miền Bắc.

Chàng trai ở TP.HCM kể chuyện tháo chạy khỏi Ý vì nhiều người xem nhẹ dịch COVID-19

Phạm Hồng Quân | 10/03/2020, 16:38

Vì số ca nhiễm nCoV ở Ý tăng nhanh chóng mặt, nhiều người dân bản địa xem nhẹ dịch bệnh và tin tưởng sẽ được chăm sóc tốt nhất nếu về Việt Nam, Tuấn Anh đã vội vã tháo chạy khỏi đất nước hình chiếc ủng khi nghe tin phong toả hàng loạt thành phố miền Bắc.

Xem thêm:Thực hư ảnh cô gái ở Hà Nội quên mặc nội y đi gom mì tôm ở siêu thị?

Chụp ảnh thân mật với Nguyễn Hồng Nhung, rich kid Tiên Nguyễn có bị cách ly khi về TP.HCM?

Người gần nhà cô gái nhiễm COVID-19 ở Hà Nội: Đừng nhìn chúng tôi như vật bị cách ly!

Cụ ông 101 tuổi nhiễm nCoV đã xuất viện: ‘Phải sớm khỏi bệnh về chăm sóc vợ’

Rộ tin người đầu tiên nhiễm nCoV ở Hà Nội là con gái đại gia ngành thép

Do số ca dương tính với COVID-19 tăng nhanh chóng mặt, hôm 8.3, chính quyền Ý ra lệnh phong tỏa một phần miền Bắc nước này, gồm cả Venice, Milan và Bologna, để ngănchặn dịch bệnh.

Một ngày sau khi chính quyền tuyên bố lệnh cách ly, các hoạt động kinh doanh miền Bắc nướcÝ vẫn tiếp diễn dù có giảm sút. Người dân vẫn ra ngoài vui chơi, tập trung đông đúc ở trung tâm Milan. Các quán bar ở Bologna vắng vẻ hơn nhưng vẫn có khách. Thậm chí,đám đôngcòn tập trung lắng nghe bài giảng của Giáo hoàng Francis tại quảng trường St Peter, Vatican.

Không như du khách nước ngoài, người dân Ý ítai đeo khẩu trang.

Người dân Ý vẫn ra ngoài vui chơi, uống nước ở trung tâm Milan sau một ngày chính quyền tuyên bố lệnh cách ly - ảnh: Getty
Đám đông tập trung đông đúc lắng nghe bài giảng của Giáo hoàng Francis tại quảng trường St Peter, Vatican - ảnh: AP

Một ngày sau khi miền Bắc nước Ý bị đặt vào tình trạng phong tỏa do dịch COVID-19, hôm 9.3,Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã áp dụng biện pháp cách ly với toàn quốc, hạn chế đi lại và cấm tụ tập đông người.

Tính đến 16 giờ 15 ngày 10.3(giờ Việt Nam), Ý có tổng cộng 9.172 ca dương tính với nCoV, trong đó 54 người chết và 724 trường hợp hồi phục.

Khi nghe tin chính quyền phong toả hàng loạt thành phố ở miền Bắc nước Ý, Tuấn Anh đã vội vã thảo thạy khỏi Venice để về Việt Nam. Lý do du học sinh người Việt đưa ra vì “không an tâm nếu như ở lại Ý thời điểm này: Số ca nhiễm tăng chóng mặt, sự xem nhẹ dịch bệnh của nhiều người dân, sự thiếu trang thiết bị y tế và cuối cùng là mình không phải công dân Ý. Trong khi Việt Nam chỉ có 31 ca (đến nay là 34 - PV), về nước sẽ gần gia đình và mình tin tưởng sẽ được chăm sóc tốt nhất nếu ở đây”.

Vợ chồng doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn - Lê Hồng Thủy Tiên quyết định thuê chuyên cơ riêng (hết 360.000 USD theo tin đồn) để đưa con gái là Tiên Nguyễn (tên thật Thảo Tiên) từ London (Anh) về TP.HCM vào sáng 9.3 vì tin tưởng vào hệ thống y tế chống dịch bệnh tại Việt Nam.

“Bản thânThảo Tiêncó thể ở lại nước Anh, nhưng ông Jonathan Hạnh Nguyễn và vợ rất lo cho con, rất tin tưởng vào hệ thống y tế chống dịch bệnh tại Việt Nam. Đó là sự tin tưởng rất lớn với Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.Thời tiếtViệt Nam thuận lợi cho việc điều trị và việc gần gia đình sẽ có thể động viên tiếp sức cho con gái trong thời gian cách ly… Việc thuê chuyên cơ riêng rất đắt tiền và rất khó khăn, nhưng gia đình quyết định để bảo vệ sức khỏe cho con gái”, người đại diện phát ngôn cho vợ chồng doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn tiết lộ.

Mới đây, Tuấn Anh đã viết nhật ký về chuyện tháo chạy từ Ý về TP.HCM và nơi cách ly ở quận 9:

Tối ngày 7.3, mình đọc được tin phong toả hàng loạt thành phố ở miền bắc nước Ý, trong đó có Venice, nơi mình đang ở. Thế là 6 giờ sáng ngày 8.3, mình tức tốc đi xe buýt ra sân bay Marco Polo với nỗi lo chuyến bay lúc 12 giờ 30 sẽ bị hoãn, nhưng may mắn là không. Mình thấy tuy có lệnh phong toả nhưng số chuyến bay bị hủy rất ít. Nếu bạn có như cầu hồi hương thì nên liên hệ hãng để kiểm tra trước. Nếu mua vé thì nên mua bảo hiểm hoặc mua trực tiếp trang web của hãng để tránh rủi ro trong thời điểm này.

Lý do mình về nước?

Mình cảm thấy không an tâm nếu như ở lại Ý thời điểm này: Số ca nhiễm tăng chóng mặt, sự xem nhẹ dịch bệnh của nhiều người dân, sự thiếu trang thiết bị y tế và cuối cùng là mình không phải công dân Ý. Suy cho cùng việc hồi hương cũng chỉ là biện pháp tâm lý mà thôi: Việt Nam chỉ có 31 ca, về nướcsẽ gần gia đình và mình tin tưởng sẽ được chăm sóc tốt nhất nếu ở đây.

Hành trình về cơ sở cách ly

Mình đáp chuyến bay của công ty hàng không Aeroflot xuống Tân Sơn Nhất (TP.HCM) lúc 9 giờ 30 ngày 9.3 và phải ngồi chờ đến lúc 16 giờ để được đưa đi cách ly. Trước khi làm thủ tục nhập cảnh, mình phải làm thủ tục khai báo lịch trình trong vòng 14 ngày trước và việc này phụ thuộc lớn vào sự trung thực của bản thân. Vì xác định việc trở về Việt Nam từ trước nên mình sẵn sàng cho việc cách ly. Thế nhưng, ngồi vật vã ngoài sân bay thật sự làm một người khoẻ mạnh cũng muốn bệnh.

1 vài chai nước và 1 mẩu sandwich mà nhân viên sân bay đưa là cung cấp năng lượng cho khoảng thời gian chờ đợi kia. Sự thật là phải “yêu cầu” thì họ mới đưa chứ không ai rảnh để phục vụ bạn cả. Do số lượng cách ly ở Bệnh viện Dã chiến Củ Chi khá nhiều nên những người cách ly cùng với mình được chia đi khắp các quận huyện. Nếu bạn khai địa chỉ nhà ở Cần Thơ hay Cà Mau thì được đưa về cơ sở quận 3. Mình khai địa chỉ ở quận 9 thì được đưa về quận 9, còn bạn nào khai địa chỉ ở Đồng Nai thì ngồi chờ hơi lâu để xe từ dưới đó lên đón mà thôi.

Đường về khu cách ly

Khi được phân bổ về các cơ sở cách ly thì xe cấp cứu sẽ đón bạn tại sân bay. Bạn được chở như là một người đang bị bệnh vậy, nghĩa là được trải nghiệm combo còi hú và vượt đèn đỏ của xe cấp cứu.

Cơ sở vật chất ở cơ sở cách ly thế nào?

Số người cách ly ở cơ sở quận 9 rất ít. Cơ sở vật chất cũng chả phải như phòng VIP của bệnh viện đâu, tuy không tiện nghi nhưng cũng đủ sống. Mình được xếp vào 1 phòng có 5 giường và chỉ duy nhất 1 mình 1 phòng nên cũng bớt lo bị lây từ người khác.

Cả khu chắc được 6 người cách ly, nhiều hơn số nhân viên luôn. Nhà vệ sinh không sạch nhưng cũng không phải quá dơ và hôi nên yên tâm, Wi-Fi hơi chậm. Nhân viên rất thân thiện và hỗ trợ nhiệt tình.

Thế thôi, hẹn sau 14 ngày nữa mình sẽ kể chi tiết cuộc sống ở khu cách ly. Lời khuyên cho các bạn là nên về dù cũng đã hơi muộn rồi. Dù gì Việt Nam cũng vẫn là nhà, và nhà thì lúc nào cũng là tốt nhất với chúng ta...

Hàng trăm nhân viên công ty đa cấp la hét như ma nhập chống nCoV. Xem chi tiết tại đây.

Xem thêm:Mỹ nữ khốn đốn vì bị đồn làm chuyện ấy với khách Anh nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng

Facebooker tuyên bố chữa khỏi nCoV bằng nước tỏi đun sôi, không sợ bị phạt tiền

Nỗi khổ của các nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị cách ly, xa con nhỏ

Người Việt ở châu Âu không dám đeo khẩu trang vì sợ bị đánh, kỳ thị

Dậy lúc 3 giờ sáng nấu ăn cho 350 người cách ly mỗi ngày, các anh bộ đội vẫn cười tươi

Sự thật ảnh người nhiễm nCoV đầu tiên ở Hà Nội đeo ống thở trên giường bệnh?

Clip CSGT đánh võng liên tục truy đuổi giang hồ cầm đại đao và cái kết bất ngờ

Clip đạo tặc giả shipper Now giật túi của khách đi xe ôm ở TP.HCM, bị bắt vẫn cười tươi

Tài xế nghi công an ở Hà Nội dùng ô tô 'chim mồi' cản đường, tung clip gây xôn xao

Clip cựu tuyển thủ Việt Nam đạp đối phương gãy đầu gối 3 khúc ở giải bóng phủi

Nhân Hoàng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chàng trai ở TP.HCM kể chuyện tháo chạy khỏi Ý vì nhiều người xem nhẹ dịch COVID-19