Các chủ lò bánh ở châu Âu đang tính phải tắt lò vì không thể gánh nặng chi phí nhiên liệu tăng vọt trong mùa đông tới.

Châu Âu loay hoay vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng

Bảo Vĩnh | 27/09/2022, 19:46

Các chủ lò bánh ở châu Âu đang tính phải tắt lò vì không thể gánh nặng chi phí nhiên liệu tăng vọt trong mùa đông tới.

Andreas Schmitt, chủ tiệm bánh 25 Cafe Ernst ở thành phố Frankfurt (Đức) cho biết để tiết kiệm chi phí năng lượng, ông phải giảm trữ bột nhào, giảm mở số lò nướng, cùng với việc giảm các loại bánh. Các khoản giảm này tiết kiệm được từ 5 - 10% hóa đơn năng lượng dự báo sẽ tăng từ 300.000 euro/năm lên 1,1 triệu euro kể từ năm 2023.

Ông Schmitt là chủ nhiệm hội các chủ lò bánh ở Frankfurt, nói vài lò nhỏ đang tính chuyện ngưng hoạt động, và sự giúp đỡ của chính phủ Đức sẽ là cần thiết trong một thời gian ngắn, trong khi tìm kiếm một giải pháp dài hạn liên quan cải cách các thị trường năng lượng.

europe-doi-3-ap(1).jpeg
Chủ tiệm bánh Andreas Schmitt - Ảnh: AP

Tại vùng nghèo Đông Âu, người dân bắt đầu trữ củi để có thể sưởi ấm trong mùa đông lạnh giá sắp tới. Chuỗi nhà hàng Zing Burger ở Hungary đã thôi bật lò nướng thịt và dùng thiết bị cảm ứng nhiệt để tắt đèn trong kho lạnh, thậm chí không dám bật đèn và để khách ăn ngồi trong bóng tối, theo thừa nhận của giám đốc điều hành Richard Kovacs. Ông nói phải tắt đèn trong kho lạnh vì vài kho đã ghi nhận tiền điện tăng 750% kể từ đầu năm 2022.

europe-doi-2-ap(1).jpeg
Chảo chiên thịt của tiệm bánh Zing Burger - Ảnh: AP

Trong khi đó, tiệm bánh thủ công Babushka tại một vùng thượng lưu ở thủ đô Budapest đã phải tăng 10% giá bán. Tiệm này không bật máy lạnh dù Hungary vừa trải qua một mùa hè nóng nhất, và tiệm cũng quyết không mở lò nướng nếu không có bánh bên trong.

Chủ tiệm là Eszter Roboz, nói hiện vẫn có đủ khách mua nên tiệm vẫn còn mở cửa dù chi phí năng lượng tăng gấp đôi, nhưng nếu chi phí mà tăng thêm gấp 3 - 4 lần thì sẽ đe dọa sự tồn tại của tiệm.

Bulgaria là nước nghèo nhất trong số 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Hóa đơn năng lượng cao vọt buộc các gia đình phải cắt các khoản chi phụ trước mùa đông, nhằm có đủ tiền mua thức ăn và thuốc men.

Theo cơ quan thống kê Eurostat của EU, hơn ¼ trong 7 triệu dân Bulgaria không có điều kiện chi trả hóa đơn năng lượng sưởi ấm trong nhà. Gần một nửa số hộ gia đình phải dùng củi trong mùa đông tới vì là nguồn năng lượng dễ tìm nhất, rẻ tiền nhất. Tuy nhiên, giá củi cũng tăng cao vì nhu cầu cao và lạm phát phi mã.

europe-doi-4-ap(1).jpeg
Khu vực nướng bánh của tiệm bánh thủ công Babushka - Ảnh: AP

Trồng rau nhà kính phải bật chế độ "cố gắng sống sót"

Vì chi phí tăng cao cùng nguồn cung năng lượng bị hạn chế, châu Âu đang tung ra các chương trình hỗ trợ người dân, cùng các kế hoạch thay đổi thị trường điện và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đối phó việc dùng năng lượng tăng cao trong mùa đông này.

Vấn đề là các biện pháp này liệu sẽ đủ để các chính phủ phải tránh khả năng phải cấp định mức sử dụng năng lượng hoặc cúp điện, sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt vốn cần thiết để châu Âu sưởi ấm trong nhà, duy trì hoạt động của các nhà máy và phát đủ điện như trước khi xảy ra cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.

Việc châu Âu lệ thuộc nguồn khí đốt Nga đã khiến cuộc chiến ở Ukraine trở thành một cuộc khủng hoảng về năng lượng và kinh tế, với giá năng lượng tăng mức kỷ lục trong vài tháng gần đây,

Để đối phó, chính phủ các nước châu Âu đã tích cực tìm nguồn cung mới và tăng mức tiết kiệm năng lượng, với các cơ sở dự trữ khí đốt hiện đạn 86% trước khi mùa đông tới, vượt mục tiêu dự trữ 80% khí đốt kể từ tháng 11 tới.

Các chính phủ đã cam kết giảm sử dụng khí đốt xuống còn 15%, điều có nghĩa tháp Eiffel ở Paris sẽ chìm trong bóng tối sớm hơn 1 giờ so với bình thường, trong khi các cửa hiệu và các tòa nhà phải tắt đèn vào ban đêm hoặc hạ nhiệt độ sưởi.

Khả năng châu Âu vượt qua mùa đông này sẽ rất tùy thuộc tầm cỡ lạnh giá và chuyện gì xảy ra ở Trung Quốc: nước này đã theo chính sách “zero covid” để tránh dịch COVID-19 lây lan, khiến nhiều lĩnh vực thuộc kinh tế Trung Quốc phải ngưng hoạt động, điều có nghĩa là thiếu sự cạnh tranh nguồn cung năng lượng ít ỏi.

Ngay cả khi có đủ khí đốt trong mùa đông năm nay, giá bán cao đã buộc người dân và các doanh nghiệp giảm sử dụng năng lượng, và nhiều xí nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, như ngành sản xuất thủy tinh, phải ngưng hoạt động.

Người trồng rau quả ở Hà Lan, nơi giữ vai trò chính trong nguồn cung lương thực mùa đông cho châu Âu, cũng đang phải đắn đo có nên ngưng hoạt động hay không. Đóng cửa các nhà kính hoặc chấp nhận lỗ là một chọn lựa khó khăn, khi chi phí tăng “thủng trời” để có nguồn khí sưởi và bật đèn cho nhà kính.

Công ty Bosch Growers chuyên trồng tiêu đen và trái mâm xôi, đã thử đóng nhà kính và hạ nhiệt độ sưởi. Hậu quả là thu hoạch ít hơn, mâm xôi mất nhiều thời gian mới chín và khả năng duy trì hoạt động và giữ khách tiêu thụ bị đặt vào tình trạng báo động đỏ.

Ông Wouter van den Bosch là thế hệ thứ 6 của công ty rau quả gia đình này nói: “Chúng tôi muốn duy trì hoạt động, không làm mất uy tín đã có từ nhiều năm nay. Chúng tôi đang ở chế độ cố gắng sống sót”.

Theo AP
Copy Link
Bài liên quan
Hai quốc gia có thể giúp châu Âu giải quyết khủng hoảng năng lượng
Trong bối cảnh Nga cắt nguồn cung khí đốt, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha bỗng nhiên đóng vai trò quan trọng trong giải quyết khủng hoảng năng lượng trầm trọng ở châu Âu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
8 phút trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu loay hoay vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng