Lỡ mang thai, bé Thoan về nhà đẻ con thả cho mẹ nuôi rồi đi học tiếp lớp 12. Đứa cháu lớn lên nhờ ngậm chơi vú bà ngoại nó và ăn sữa bột.

Cháu bú vú bà

Lê Đình Dũng | 09/04/2016, 05:33

Lỡ mang thai, bé Thoan về nhà đẻ con thả cho mẹ nuôi rồi đi học tiếp lớp 12. Đứa cháu lớn lên nhờ ngậm chơi vú bà ngoại nó và ăn sữa bột.

>> Kỳ 1: Trâu tìm về Giàng, người tìm khánh kiệt

>> Kỳ 2: Ngày tàn của những 'xóm biệt thự'

>> Kỳ 3: Giai thoại về những 'Công tử Bạc liêu núi'

>> Kỳ 4: Giàutrong xót xa

>> Kỳ 5: Nơi trẻ em mang bầu đi học

Đội gà trống cho một sự lỡ

Đinh Thị Thoanở thôn Tang Via, xã Sơn Dung, Sơn Tây. Bỏ đứa con trai mới 14 tháng tuổi cho mẹ nuôi, Thoanvẫn tiếp tục theo học ở tận Nha Trang.

Mẹ Thoan, bà Đinh Thị Lợi bận rộn giữ đứa cháu thèm sữa đang vạch áo mình đòi bú, kể: “Cuối năm nó học lớp 11 ở dưới trường nội trú tỉnh thì có thai. Nó về nhà kể, tôi rụng rời chân tay. Hết hè, ba nó xin cho về học tiếp trường cấp 3 Đinh Tiên Hoàng ở huyện. Chuyện đã lỡ, chồng tôi cấp tốc bàn chuyện với gia đình bạn trai nó. Bố đứa trẻ ở dưới huyện Sơn Hà, cũng đang học trung cấp nghề qua lại với con bé nên có thai. Hai bên làm một cái lễ gọi là cưới chỉ gói gọn vài người, ăn trầu uống nước. Con rể đội một con gà trống lên đầu, rồi chuyền qua cho con gái đội tiếp. Thế là vợ chồng”.

Bà Lợi tiếp: “Đang thi học kỳ 1 lớp 12 thì con bé trở sinh. Sinh xong cháu được 7 ngày thì lên trường làm thủ tục xin thi lại. Rồi từ đó theo học tiếp. Kết quả tốt nghiệp lớp 12 của nó cao nhất trường. Không kịp chăm con, nó thi đại học ở trong Nha Trang và đang đi học trong đó. Chồng nó cũng chẳng có ở với con, đang thực tập nghề đâu ở dưới huyện Đức Phổ”.

Đứa con lớn lên với bà vì mẹ bận đi học.

“Đứa bé có ngày nào được bú sữa mẹ”?. “Mẹ nó đi học suốt, mà cũng chẳng có sữa. Hai tháng sau sinh cháu nó ăn sữa bột, 3 tháng sau bắt đầu cho ăn cháo”, bà kể. Ngồi trong lòng bà, đứa bé cứ vục đầu vào ngực, kéo áo chực bú. “Bà ngoại vẫn cho cháu bú sữa à?”. “Còn sữa đâu nữa, thỉnh thoảng cháu thèm bú thì cho nó ngậm thế thôi”.

Nhà bà Lợi cũng có đồng ra đồng vào nên đói kém chưa bén chân. Chồng bà làm cán bộ trong huyện nên lận đận bao điều tiếng vì chuyện con gái lấy chồng sớm. Cái lo nhất lúc con gái lỡ mang bầu của bà Lợi là nó bỏ học. May thay, nó vẫn gắng theo học. Chỉ tội đứa cháu, tuổi cần hơi bố mẹ lại không có.

Nước mắt của người cha trẻ

Trong ngôi nhà sàn ọp oẹp tối thui, anh Nguyễn Văn Toàn (39 tuổi) đang nẫu ruột gan sau ca sinh của đứa con đang tuổi lớn. Bé Anh là con gái đầu anh, học lớp 8 trường THCS dân tộc nội trú Sơn Tây. Chuyện cô bé mang thai đã được báo lên các cấp ở huyện. Anh Toàn buồn kể: “Nghe con đang đi học có bầu, tôi buồn lắm nhưng đành cắn răng chấp nhận cho nó sinh”.

Nhà anh Toàn gần trường học, hằng ngày đều đặn bé Anh đi về không có tâm lý gì gọi là đang yêu đương. Bỗng những ngày cuối tháng Hai, thấy con gái ăn rồi có biểu hiện ngủ li bì, gọi dậy đi học nhiều khi không nghe; vợ anh Toàn mới sinh nghi đưa con qua huyện Sơn Hà khám siêu âm thì phát hiện đã mang thai gần tháng thứ 7.

“Mẹ nó tưởng còn ít tháng thì đi tháo để nó còn đi học, nhưng đã thành khuôn rồi nên để đẻ. Vậy mà gặng hỏi nó có thai với ai, như thế nào, nó cứ im lặng không nói. Bệnh viện trên này sợ sinh non nguy hiểm nên phải chuyển con xuống bệnh viện tỉnh, cháu trai ra đời nặng 1,6kg. Nó sinh non vì đi học tập thể dục đá bóng, đá cầu ào ào”, anh kể.

Tương lai nghèo đói lại càng xám xịt hơn với anh Toàn khi đứa con lỡ đẻ con.

“Bố đứa bé ở đâu, lớn chưa?”, tôi hỏi. “Tôi cũng chỉ mới biết thằng cu tên là Thuật tầm 16 tuổi, nó nghỉ học sớm rồi đi làm. Lên Sơn Tây có quen với bạn học con bé, rồi hai đứa quen nhau mà có thai. Từ lúc con bé sinh đến giờ chưa thấy nó. Chỉ có bố mẹ của cu Thuật có xuống bệnh viện thăm nom một lần, cho 500 ngàn. Hai bên cũng chưa tính gì tiếp, chờ con và cháu khỏe dậy đã”. “Rồi tiền đâu anh lo cho con gái sinh?”. “Hôm đưa nó xuống bệnh viện, vợ bọc hết 5 triệu tiền bán keo giành dụm được, tui chạy vạy vay thêm anh em 2 triệu nữa. Giờ cũng sắp hết rồi”, anh Toàn mếu máo.

Trên giường bên vách phên, mẹ vợ anh Toàn đang trở đau. Gia cảnh một nóc nhà lại rối tung rơi vào túng quẩn. Hỏi về dự tính ngày mai, anh Toàn cắn hàm răng giữ nước mắt ngân ngấn chực rơi nói nhỏ: “Chẳng biết cựa quậy sao nữa. Chờ cháu lớn lên tí rồi dỗ dành con đi học lại thôi. Nó học giỏi lắm, vậy mà…”.

Không thích yêu nữa, đi học sướng hơn

Buổi chiều, Đinh Thị Ba(lớp 9, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Sơn Long) không lên lớp dự giáo dục giới tính do cô Phương Mỹ chủ trì. Người Baphổng phao hơn so với đám bạn cùng lứa, đã là gái một con rồi. Vậy mà ở dưới nhà sàn, đứa con trai gần 2 tuổi ỉa bậy, Barùng mình la toáng lên gọi mẹ ra rửa dọn thay cho mình.

Năm lớp 8, Baquen bạn trai học cấp 3 trường huyện rồi có thai. Trước khi sinh, cô bé vẫn đến trường. Sinh xong thì để con cho mẹ nuôi, lại tung tăng đến lớp cùng đám bạn. “Bố đứa trẻ có đến thăm mẹ con con không?”. “Sinh con xong nó bỏ. Nó đang học bên trường cấp 3 huyện ấy. Nó lấy vợ 1 năm rồi, vợ nó có thai rồi”, cô bé trả lời nhát gừng rồi quay lại cười nói với mẹ bằng tiếng địa phương.

Buổi không đi học, Ba ở nhà chơi với con.

“Con sinh con có đau không?”. “Đau chứ, còn nhỏ mà”. “Thế giờ ai chăm con, ai cho con bú?”. “Mẹ chăm. Con không biết cho con bú”. “Con nghĩ gì về chuyện yêu đương đi quá giới hạn quá sớm này?”. “Con hối hận về hồi đó lắm”. “Giờ con mong gì?”. “Con muốn đi học. Không thích yêu nữa, đi học sướng hơn”, cô bé ngượng nghịu.

Ngoài sân, đứa con trai mặt mũi loam nhoam chạy dật dờ theo bà ngoại. Banhìn nó cười ngặt nghẽo, tuồng như đó không phải là đứa con của mình mà là em trai mình thì đúng hơn.

Kỳ cuối:‘Gió độc’ cuốn núi đồi

Lê Đình Dũng

* Tên thật của một số nhân vật trong bài đã đượcthay đổi
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
11 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cháu bú vú bà