Việc ngầm định mọi người đều là dị tính và gắn những thuộc tính tiêu cực cho đồng tính đã mở đường cho việc tạo thiên vị, phân biệt đối xử với người đồng tính nói riêng và những thiểu số tính dục nói chung. Nói cách khác, đây chính là cơ sở để xã hội xác lập ra những đặc quyền dị tính.

Chỉ có người đồng tính mới ủng hộ người đồng tính?

Một Thế Giới | 05/04/2015, 04:00

Việc ngầm định mọi người đều là dị tính và gắn những thuộc tính tiêu cực cho đồng tính đã mở đường cho việc tạo thiên vị, phân biệt đối xử với người đồng tính nói riêng và những thiểu số tính dục nói chung. Nói cách khác, đây chính là cơ sở để xã hội xác lập ra những đặc quyền dị tính.

Đặc quyền dị tính nói một cách ngắn gọn là những quyền, những việc mà người dị tính có thể thoải mái thực hiện mà không lo sợ sẽ bị kỳ thị hay phân biệt đối xử. Điều này có thể là việc thoải mái thể hiện tình cảm ở nơi công cộng, hoặc công khai mối quan hệ yêu đương với gia đình. Thoải mái nói về người yêu, dự định hôn nhân khi đi xin việc mà không lo sẽ bị kỳ thị. Được đánh giá việc học tập, làm việc bằng năng lực chứ không tập trung vào tính dục. Hay thậm chí, "ủng hộ cho người đồng tính" cũng là một đặc quyền của người dị tính.
Đặc quyền dị tính còn được ghi nhận rõ ràng hơn trong xã hội như được thấy những hình mẫu cặp đôi khác giới trong nhà trường, tiểu thuyết, phim ảnh. Được phổ biến những kiến thức về dị tính mà không bị xem là đang "tuyên truyền" cho dị tính. Được kết hôn với người mà bạn yêu và nuôi nấng, dạy dỗ con cái mà không bị người ngoài đánh giá về khả năng làm cha mẹ của bạn.
Từ những đặc quyền dị tính này, xã hội tiến thêm một bước bằng việc bảo hộ cho những đặc quyền đó bằng pháp luật, bằng những thiết chế mang tên "đạo đức", "văn hóa" và "truyền thống". Trong đó, pháp luật là công cụ trực tiếp và có tính bắt buộc nhất nhằm tôn vinh chủ nghĩa độc tôn dị tính; hay nói cách khác, để phân biệt đối xử với người đồng tính.
Những giá trị thuộc về "đạo đức", "văn hóa" hay "truyền thống" thường rất mơ hồ để xác định ranh giới giữa thế nào là "đạo đức" hay "phi đạo đức", "truyền thống" hay "ngược với truyền thống". Và những giá trị này cũng thay đổi rất nhanh chóng chứ không hề đứng yên như nhiều người nghĩ. Có một câu nói, khi bạn viện dẫn cho lý do "truyền thống", có nghĩa là bạn chẳng còn lý do nào khác nữa.
Chu nghia doc ton di tinh, nguoi dong tinh, LGBT
 "Ngày hội tôn vinh sự đa dạng 2012" do trung tâm ICS tổ chức
Tuy nhiên có tính chất mạnh mẽ hơn, là pháp luật. Bằng pháp luật, xã hội nhấn mạnh vào việc định nghĩa thế nào là chuẩn mực cư xử, hành vi của con người.
Pháp luật bắt đầu can thiệp vào hôn nhân, định nghĩa hôn nhân là giữa một nam và một nữ. Ở một số nơi, người đồng tính bị cấm kết hôn, bị cấm hiến máu, bị cấm nhận con nuôi, bị cấm gia nhập quân đội, thậm chí bị cấm công khai mình là người đồng tính.
Người đồng tính không được nằm trong phạm vi của các luật chống kỳ thị và phân biệt đối xử. Tệ hơn nữa, một số quốc gia (chủ yếu là Hồi giáo và châu Phi) còn tội phạm hóa đồng tính. Một số bang của Mỹ hoặc của Úc còn duy trì cái gọi là “phòng vệ đồng tính chính đáng”, có nghĩa là bạn có quyền “hoảng loạn và giết chết người đồng tính nếu họ có tình ý với bạn”, và điều đó được gọi là “phòng vệ đồng tính chính đáng.”
Pháp luật, vốn được xem là chuẩn mực xử sự trong xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhận thức của mọi người. Và khi chủ nghĩa độc tôn dị tính càng được pháp luật bảo hộ, chính người dân sẽ trở thành nạn nhân của nó. Định kiến càng được khắc sâu, phân biệt đối xử diễn ra càng tinh vi.
Aristotle, triết gia Hy Lạp cổ đại, từng nói: "Hình thái tồi tệ nhất của sự bất công là biến những thứ bất bình đẳng thành những thứ bình đẳng". Khi người ta xem sự bất bình đẳng giữa người đồng tính và dị tính là những điều bình thường, thậm chí là cần thiết cho xã hội, thì nghĩa là sự bất công vẫn còn được cổ vũ, và định kiến, kỳ thị vẫn còn sẽ lan tràn khắp nơi.
Chủ nghĩa độc tôn dị tính, đứng từ góc độ nào đó chỉ là một tên gọi để góp nhặt lại những bất công đang diễn ra hàng ngày. Điều mà chúng ta cần thay đổi, không phải là một hệ thống gì đó quá to lớn hay xa vời, mà là những gì rất gần gũi hàng ngày: cách chúng ta gọi tên người đồng tính, cách chúng ta nghĩ về họ với tư cách là một con người, cách chúng ta đặt câu hỏi tại sao chúng ta được làm điều này còn người đồng tính thì không.
Hãy lên tiếng để mọi người đều có phẩm giá đáng được tôn trọng như nhau, và được hưởng những quyền giống nhau. Khi đó, bạn đã thoát khỏi là nạn nhân của chủ nghĩa độc tôn dị tính!
Theo Diễn Ngôn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
29 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ có người đồng tính mới ủng hộ người đồng tính?