Giá xăng dầu tăng cao kéo theo giá lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu lên giá là nguyên nhân chính khiến chỉ số CPI tăng mạnh.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao vì giá xăng dầu

Tin và ảnh: Tuyết Nhung | 29/05/2022, 19:55

Giá xăng dầu tăng cao kéo theo giá lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu lên giá là nguyên nhân chính khiến chỉ số CPI tăng mạnh.

Tổng cục Thống kê ngày 29.5 cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước. Trong đó, CPI khu vực thành thị tăng 0,34% và khu vực nông thôn tăng 0,42%.

cpi.jpg
Hàng loạt nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và chỉ 1 nhóm hàng giảm giá.

Trong đó, giá hàng hóa nhóm giao thông tăng 2,34% trong tháng, ảnh hưởng tới mức tăng chung 0,23 điểm %. Cụ thể, vận tải hành khách tháng 5 khôi phục mạnh mẽ với số lượt hành khách vận chuyển tăng 34% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển tăng 45,7%. Vận tải hàng hóa tiếp tục phát triển tích cực với tốc độ tăng 22,8% về vận chuyển và tăng 22,4% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 5 tăng 0,27% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,28%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,22%, tác động tăng 0,05 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm.

Nhóm lương thực tháng 5.2022 tăng 0,28% so với tháng trước, bởi đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,25%.

Nhóm hàng thực phẩm tăng 0,22% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu bởi giá thức ăn chăn nuôi, giá vận chuyển tăng làm cho giá thịt gia cầm tăng 1,03% so với tháng trước; thịt gia cầm đông lạnh tăng 2,16%; giá trứng các loại cũng tăng 0,9% so với tháng trước.

Giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,18% so với tháng trước do giá nhiên liệu tăng; giá thủy sản chế biến tháng 5 tăng 0,24% so với tháng 4. Giá thịt lợn tăng 0,02% so với tháng trước.

Giá dầu mỡ ăn và chế biến tăng 1,47% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu sản xuất dầu cọ tăng cao. Giá nước mắm, nước chấm tăng 0,8% so với tháng trước; đường, mật tăng 0,27%; sữa, bơ, pho mát tăng 0,33%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,47%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,16% do giá vận chuyển tăng...

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,33% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng.

Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18% so với tháng trước do giá nguyên phụ liệu sản xuất tăng vì ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ucraina và chiến lược "Zero COVID" từ Trung Quốc;

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào mùa hè.

Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 0,17% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm do một số địa phương tăng học phí năm học 2021-2022 trở lại sau thời gian miễn, giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm cho nhóm dịch vụ giáo dục tăng 0,17% so với tháng trước.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,74% so với tháng trước.

Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng 5.2022 tăng 0,19% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân.

Chỉ số giá USD tăng 0,65%.

Theo Tổng cục Thống kê, với mức tăng kể trên, tính từ cuối năm 2021 đến nay, CPI trong nước đã tăng tổng cộng 2,48%, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. So với cùng kỳ năm trước, mức tăng này cũng đã cao hơn 1,05 điểm %. Nếu so với tháng 5.2021, chỉ số CPI hiện tại cao hơn tới 2,86%.

Giá xăng dầu trong nước đã qua 13 lần điều chỉnh giá, trong đó giá xăng RON95 tăng 7.360 đồng/lít; giá xăng E5RON92 tăng 7.080 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.980 đồng/lít. Bình quân, giá xăng dầu trong nước tăng 27,26% so với đầu năm và cao hơn 49,95% so với cùng kỳ, tác động làm CPI chung tăng 1,8 điểm %.

Ngoài giá xăng dầu tăng cao, Tổng cục Thống kê cho biết nguyên nhân khiến chỉ số CPI tăng từ đầu năm còn do giá gas trong nước biến động theo giá thế giới, tăng 26,67% so với cùng kỳ, làm CPI chung tăng 0,39 điểm %. Dịch COVID-19 được kiểm soát cũng khiến nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân tăng 3,31% so với cùng kỳ.

Bài liên quan
Đánh giá chỉ số CPI, vàng và đô la Mỹ trong tháng 11
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11.2020 tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước; vàng biến động liên tục còn đồng đô la Mỹ giảm nhẹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao vì giá xăng dầu