Sau khi NATO tuyên bố thành lập 4 tiểu đoàn đa quốc gia với sự tham gia chủ yếu của quân đội Mỹ, Anh, Đức hay Canada, triển khai tại các nước Baltic và Phần Lan; Nga cũng lên kế hoạch xây dựng một số tiểu đoàn mới dọc theo biên giới của nước này, khiến cán cân quân sự giữa Moscow - NATO ngày càng chênh lệch.

Chia rẽ là tử huyệt của NATO trước sức mạnh của Nga

Hàn Giang | 09/07/2016, 09:49

Sau khi NATO tuyên bố thành lập 4 tiểu đoàn đa quốc gia với sự tham gia chủ yếu của quân đội Mỹ, Anh, Đức hay Canada, triển khai tại các nước Baltic và Phần Lan; Nga cũng lên kế hoạch xây dựng một số tiểu đoàn mới dọc theo biên giới của nước này, khiến cán cân quân sự giữa Moscow - NATO ngày càng chênh lệch.

NATO muốn điều động khoảng 4.000 binh sĩ cho 4 tiểu đoàn đóng quân tại các nước Estonia, Lithuania, Latvia và Phần Lan, với tuyên bố tăng cường khả năng phòng thủ trước mối đe dọa từ Nga. Trong khi đó,Moscow đã triển khai tại biên giới nước này một đạo quân “khổng lồ” với 30.000 quân, chia thành 3 lực lượng chính. Điều này có nghĩa là các binh sĩ của NATO sẽ chịu sức ép rất lớn nếu quân đội Nga vượt qua biên giới và tiến hành một cuộc tấn công quy mô.

Tuy nhiên, bên cạnh các tiểu đoàn của NATO còn phải kể đến lực lượng vũ trang của nước sở tại, trong đó Estonia có 3.500 quân, Latvia có 13.000, Lithuania là 15.000 quân và Phần Lan sở hữu một đội quân quy mô với 120.000 quân nhưng không phải là thành viên của NATO. Việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng sẽ giúp NATO tăng cường sức mạnh trước một đối thủ như Nga. Do đó, yêu cầu quan trọngtrong liên minh quân sự lớn nhất thế giới là sự thống nhất và nhất quán hành động.

Tương quan lực lượng giữa NATO và Nga-ảnh: RT.
Tương quan lực lượng giữa NATO và Nga - Ảnh: RT.

Khi NATO phát hành thông báo của Hội nghị thượng đỉnh Warsaw vào ngày 8.7 sau 2 ngày thảo luận, “thống nhất và đoàn kết” là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nước thành viên thuộc liên minh. Những tác động từ cuộc bỏ phiếu rời khỏi EU của Anh đang khiến nhiều nước lo ngại, khi một châu Âu không gắn kết sẽ bất lực trước người Nga.

Ngược lại với các nước châu Âu, Moscow đang nhìn thấy cơ hội của mình bên trong vết nứt của Liên minh châu Âu (EU) và mong muốn thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của xu hướng hoài nghi về tương lai châu Âu (Eurosceptic). Bất kỳvết nứt nào xuất hiện trong sự thống nhất của châu Âu là một tin tốt cho Moscow, khi nước này có thể phá bỏ “hàng rào” kinh tế được EU dựng lên từ sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine và hơn nữa là mong đợi sự suy yếu của NATO.

Lực lượng vũ trang các nước Baltic và Phần Lan-ảnh: RT.
Lực lượng vũ trang các nước Baltic và Phần Lan - Ảnh: RT.

Các phương tiện truyền thông Nga hiện đang xem Brexit là dấu chấm hết cho một EU thống nhất. Thậm chí, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, còn so sánh Brexit với những sự kiện dẫn đến sự sụp đổcủa Liên Xô cách đây hơn 25 năm.

“Nếu EU sụp đổ sẽ có rất nhiều nhà hoạch định chính sách của Nga vui mừng. Moscow chỉ muốn quan hệ với từng nước riêng biệt thay vì phải đương đầu với một khối thống nhất”, Ian Kearns, Giám đốc Mạng lưới các nhà lãnh đạo châu Âunói với hãng tin The Globe and Mail.

Tuy nhiên, NATO dường như đã nhận ra "tử huyệt"của mình và đang đi ngược lại với sự mong đợi của người Nga. Trong khi EU đối mặt với nguy cơ bị thu nhỏ, NATO vẫn tìm cách mở rộng sức ảnh hưởng. Tại Hội nghị thượng đỉnh Warsaw, NATO đã cân nhắc việc Montenegro trở thành viên thứ 29 của khối. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo của Phần Lan và Thụy Điển - 2 quốc gia luôn giữlập trường trung lập, cũng lần đầu tiên tham gia các cuộc thảo luận tại hội nghị.

Hàn Giang
Bài liên quan
Ngưỡng vũ khí hạt nhân bị hạ thấp: Nga đang tự vệ hay thách thức ‘lằn ranh đỏ’ của NATO?
Tổng thống Vladimir Putin hôm 19.11 đã ký phê duyệt bản cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga, một động thái quan trọng trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Nga và phương Tây ngày càng leo thang.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
32 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chia rẽ là tử huyệt của NATO trước sức mạnh của Nga