Bà Mai Kiều Liên thay mặt cho cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý.

Chính phủ hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý

Thảo Hương | 29/04/2016, 13:39

Bà Mai Kiều Liên thay mặt cho cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý.

Sáng nay (29.4), Hội nghị doanh nghiệp Việt Nam năm 2016 với chủ đề“Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước” đã diễn ratại TP.HCM. Đông đảo doanh nghiệp đã phát biểu ý kiến và đề xuất mong muốn lên Chính phủ cũng như các bộ, ban ngành.

Theo đó, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam sớm phê chuẩn Hiệp định TPP; đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính đồng thời mong muốn sẽ được hợp tác thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực kinh tế, KHCN, công nghiệp…

Về môi trường, phía Hoa Kỳ mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ xử lý những vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, đặc biệt xử lý các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. Đồng thời, phía Hoa Kỳmong muốn Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển các hình thức sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả…

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng Việt Nam cần ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực CNTT, phần mềm, nông nghiệp… và cho biết đây là những lĩnh vực được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm. Phía Nhật cho biết sẵn sàng hợp tác giúp đỡ Việt Nam phát triển trong nhữnglĩnh vực này.Phía Nhật cũng kiến nghị Việt Nam xem xét điều chỉnh một số quy định liên quan đến pháp luật về đầu tư, nhập khẩu, sử dụng lao động... cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc nêu mong muốn thành lập Ủy ban Cải cách thể chế do Thủ tướng đứng đầu và đẩy mạnh cải thiện các quy định, giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp.

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu đề nghị Chính phủcho phép doanh nghiệp châu Âu mở Văn phòng đại diện, được hưởng chính sách ưu đãi thuế trong lĩnh vực sản xuất chế tạo; và đề nghị các cơ quan Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong thực thi quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam đề nghị Chính phủ 8 nội dung: Triển khai xây dựng trình Quốc hội ban hành luật hỗ trợ DNNVV, kiện toàn tổ chức chỉ đạo hỗ trợ DNNVV; xây dựng luật về hội; xây dựng chương trình khởi nghiệp quốc gia; tạo cơ chế khuyến khích các hiệp hội, nhà đầu tư xây dựng kho ngoại quan cho DNNVV, tạo hậu thuẫn bằng cơ chếgiảm thuế, giảmlãi suất tái cấp vốn; có chương trình ưu đãi DNNVV tham gia chuỗi sản xuất; tạo cơ chế phát triển kênh phân phối; tạo cơ chế khuyến khích phát triển các khu cụm công nghiệp đủ cơ sở hạ tầng cho DNNVV; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công…

Chủ tịch Ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà kiến nghị các chính sách ban hành phải theo đúng tinh thần Hiến pháp và các Hiệp định tự do thương mại (FTA); có cơ chế giám sát và chế tài mạnh mẽ đối với cán bộ thực thi nhất là các hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp; nhanh chóng ban hành luật phá sản.

Ông Hà cũng đề nghị NHNN tiết giảm dự trữ bắt buộc đối với VNĐ và ngoại tệ; giảm phát hành trái phiếu Chính phủ; đẩy mạnh đầu tư vốn cho các dự án PPP… Ngoài ra, ông Hà cũng góp ý nội dung tạo lập thị trường mua bán nợ xấu; nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng; phát hành trái phiếu hàng hóa đối với hai chủng loại xi măng và sắt thép cho các tỉnh đặc biệt khó khăn; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính.

Đại diện Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải Trần Bá Dương nêu ý kiến rằng các địa phương cần lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp, để chia sẻ những khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc,tạo môi trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển bình đẳng lành mạnh.

Người của HTX Thương mại Saigon Co.opđề nghị Chính phủ có giải pháp bảo vệ thị phần cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước; có chiến lược quốc gia phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam với mục tiêu cụ thể là xây dựng 20 doanh nghiệpbán lẻ Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao.

Người của Vietjet cho rằng cần phải tạo điều kiện bình đẳng cho các hãng hàng không tư nhân phát triển như tạo thuận lợi trong thực hiện các thủ tục hành chính tại cảng hàng không, tiếp cận các dịch vụ về hạ tầng cảng vụ.

Phía Vinamilk góp ý sớm quy định cụ thể về Luật Doanh nghiệp, cải cách hành chính…, đặc biệt là nâng cao tính liên thông giữa các bộ ngành để công tác hành chính hiệu quả tối đa. Với các cơ chế chính sách đã được doanh nghiệpthực hiện ổn định thì Vinamilk đề nghị không nên thay đổi, gây khó khăn, tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Bà Mai Kiều Liên thay mặt cho cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, đại diện các Bộ: Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã lên phát biểu. Đại diện các bộ ngành đều khẳng định quyết tâm sẽ làm tốt nhất để cải thiện môi trường giúp doanh nghiệp phát triển.

Thảo Hương
Bài liên quan
Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16.4.2024 quy định về hoạt động lấn biển.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý