Cửa hàng vắng hoe, người bán hàng ngủ gục... là tình trạng chung diễn ra tại nhiều cửa hàng bán hải sản tại các khu chợ ở Hà Nội.

Ngại cá chết ở miền Trung, dân thủ đô tạm thời cạch cá biển

tuyetnhung | 26/04/2016, 18:33

Cửa hàng vắng hoe, người bán hàng ngủ gục... là tình trạng chung diễn ra tại nhiều cửa hàng bán hải sản tại các khu chợ ở Hà Nội.

Trong những ngày qua, tình trạng cá biển chết hàng loạt, trôi la liệt vào ven biển miền Trung đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm củadư luận. Vấn đề được mọi người bàn tánxôn xao ở đây hiện giờ không chỉ là hệ sinh thái, môi trường, nguồn cung... mà còn là an toàn thực phẩm. Cụ thể, trong những ngày qua, nhiều báo đài đưa tin cho biếtngười dân ở nhiều khu vực miền Trung đã ngừng ăn các loại hải sản, do sợ ngộ độc thực phẩm. Kết quả,nhiều cửa hàng kinh doanh hải sản luôn ở trong tình trạng điêu đứng vì buôn bán thất thu, thậm chínhiều cửa hàng đã phải đóng cửa bởitừ sáng đến tối không có khách nào hỏi mua.

Tại Hà Nội, tình trạng cá biển miền Trung nhiễm độc chết hàng loạt cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng.

Người dân tập trung mua thịt, nên các sạp hànghải sản biển không có bóng dáng khách mua

Theo ghi nhận của phóng viên báo điện tử Một Thế Giớisáng 26.4 tại các khu chợ dân sinh, chợđầu mối ởHà Nội như: chợ Tam Trinh, chợ Hôm, chợ Dịch Vọng, chợ Ngọc Hà..., các cửa hàng bán đồ hải sản động lạnh, đặc biệt là cá biển, luôntrong tình trạng ế ẩm, vắng khách. Nhiều chủ cửa hàng cũng theo đó mà tranh thủ ngủ gục cả tiếngđồng hồ. Thậm chí, dạo quanh những khu chợ trên, nhiều người bán lẻ cá biển quy mô nhỏ trước đây hiện đã ngừng bán và chuyển sang kinh doanh các loại cá đồng, cá sông...

Người tiêu dùng trong những ngày qua có xu hướng chuyển sang mua thịt lợn, gà, bò... nhiều hơn. Các cửa hàng thịt trở nên đông đúc hẳn. Tuy nhiên, giá thịt vẫn giữ mức ổn định, chỉ có nguồn cung và cầu tăng lên. Nếu người nào thích ăn cá, tôm... thì chọn những cửa hàng bán cá sông, cá đồng...

Ngang qua một cửa hàng thịt lợn tại chợ Tam Trinh, chị Trang Nhung (ở phốMinh Khai) vừa cặm cụichọn thịt vừa chia sẻ: "Gia đình mình rất thích ăn các loại hải sản, đặc biệt là cá. Tuy nhiên, mấy ngày qua nghe tin cá biển miền Trung chết hàng loạt do bịnhiễm độc, đọc trên báo cũng thấy mọi người chỉ ra mức độ nguy hại khi ăn phải loại cá bị nhiễm độc nên mình sợ quá, không dám mua nữa. Mấy ngày nay, mình chỉ tập trung mua các loại thịt. Nếu thèm cá quá thì phải lùng xem chỗ nào bán cá, cua, tôm đồng thì mình mới mua".

Rổ cábị ế của tiểu thương bán lẻ

Cùng tâm lý lo ngại nhưchị Nhung, bác Hiền (chợ Hôm) lo lắng: "Số cá chết ở miền Trung nhiều nhưvậy thì việc quản lý số lượng này cũng không biết thế nào? Liệu số cá chết ấy có bị đưa lên sạp bán bởi những người tham lam, trục lợi không, cũng không ai biết được. Đặc biệt, các mặt hàng cá biển tại chợ lại không có mẫu mã, giấy tờ kiểm định nên tốt nhất làtạm thời tránh và chờ xem cơ quan chức năng xử lý ra sao".

Trong khi đó, tâm lý rầu rĩ, chán nản lại tập trung ở những người kinh doanh mặt hàng này. Một tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ cá biển tại chợ Dịch Vọng buồn bã chia sẻ: "Mấy ngày nay, buôn bán ế ẩm quá, cô ạ, lỗ nặng rồi. Nhiều người ngạichúng tôi lấy phải cá biển miền Trung bán cho họ nên họ sợ không ăn. Dù tôi có giải thích là cá từ Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng...".

Một chủ quầybán hải sản đông lạnh ngồi ngủ "vật vờ" dokhông có khách.

Một số cửa hàng lớn chuyên bán buôn các loại hải sản đông lạnh, lượng tiêu thụ cũng giảm mạnh, nhiều cửa hàng cho biếtsố lượng giao tới các cửa hàng, khách sạn đã giảm tới 50% so với trước. Nguyên nhân cũng do tâm lý sợ ăn phải cá nhiễm độc.

Trao đổi với PV, ngườiquản lý chợ đầu mối Tam Trinh cho biếtsố lượng cũng như chất lượng hải sản đông lạnh, cá biển tại chợ luôn được giám sát và kiểm định chặt chẽ. Nếu xảy ra bất kỳ trường hợp có dấu hiệu bất thường, đều được xử lý ngay lập tức.

Chia sẻ với báo giới về vấn đề người tiêu dùng hiện đang tránh tình trạng dùng cá biển, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, Bộ NN-PTNT cho biết: "Trước tình trạng cá biển miền Trung chết tràn lando bị nhiễm độc trong những ngày qua, thanh tra Bộ đang vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân và xử lý bởinếu để người dân đem các loại cá chếtđi bán hoặc làm mắm bán thìrất nguy hiểm. Bộ đã có văn bản chỉ đạo ngay đến4 tỉnh tại khu vực trên phảiquyết liệt, kiểm soát sao cho dân không đưa loại cá chết này làm mắm hay buôn bán ngoài thị trường.

"Theo tôi, tình trạng cá ngộ độc sẽ chưa thể dừng lại được. Đối với các vùng biểnmiền Trung, người dân cũng phải đánh cá ở nơi có nguồn gốc rõ ràng, còn người buôn cá cũng phải tìm đến điểm bán tin cậy và được kiểm định chặt chẽ. Về phía người dân, theo tôi, người tiêu dùng không nên "quay lưng" với cá biển có nguồn gốc rõ ràng vì cá biển lâunay luôn được xem là loại thực phẩm an toàn, sạch sẽ", ông Dũng cho hay.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), đã có khoảng hơn 40 tấn cá, tôm, hải sản các loại chết từ vùng biển Hà Tĩnh - Thừa Thiên-Huế. Trong đó, Quảng Trị là nơi có số lượng hải sản chết nhiều nhất, trên 30 tấn.

Tuy nhiên, ông Như Văn Cẩn - Cục trưởng Cục Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT) lại cho rằng 40 tấn cá chết chỉ là phép tính chưa đầy đủ, chỉ tính số lượng cá chết và nổi trên mặt nước, dạt vào bờ, chưa tính số cá chết có khả năng đã chìm dưới biển. Như vậy, số lượng cá chết không chỉ dừng lại ở con số 40 tấn. Hiện tại, Bộ NN-PTNT đã giao các tỉnh có cá bị chết hàng loạt thống kê, báo cáo về Bộ.

Tuyết Nhung

Ảnh: Tuyết Nhung - Thắng Nguyễn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngại cá chết ở miền Trung, dân thủ đô tạm thời cạch cá biển