Sau hội nghị khoa học với chủ đề “Công nghệ MEMS và IoT – Xây dựng đô thị thông minh” – IWMS 2018 vừa tổ chức tại TP.HCM vào cuối tháng 9/2018, ông Ngô Võ Kế Thành, giám đốc SHTP Labs cho biết, trung tâm sẽ tiếp nhận chuyển giao 3 công nghệ mới về MEMS từ các nhà khoa học đến từ Nhật Bản và Tây Ban Nha.

“Chơi với nhiều bạn”, cơ hội được chuyển giao công nghệ nhiều hơn

Anh Đủ | 04/10/2018, 16:03

Sau hội nghị khoa học với chủ đề “Công nghệ MEMS và IoT – Xây dựng đô thị thông minh” – IWMS 2018 vừa tổ chức tại TP.HCM vào cuối tháng 9/2018, ông Ngô Võ Kế Thành, giám đốc SHTP Labs cho biết, trung tâm sẽ tiếp nhận chuyển giao 3 công nghệ mới về MEMS từ các nhà khoa học đến từ Nhật Bản và Tây Ban Nha.

Ông Ngô Võ Kế Thành chia sẻ: “Có những giải pháp, trung tâm làm được nhưng tốn nhiều thời gian và công sức. Nhờ các hội nghị khoa học, bạn bè quốc tế sẵn sàng chuyển giao những công nghệ mới. Phần còn lại của mình là cử chuyên viên qua học công nghệ, sau đó trung tâm tiếp tục nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Có những sản phẩm họ nghiên cứu cho các quốc gia của họ nên không hợp với Việt Nam. Chơi với bạn nhiều sẽ có cơ hội được chuyển giao công nghệ nhiều hơn”. Ông Thành cho biết thêm, những giải pháp trên sẽ áp dụng cho mô hình thành phố thông minh (SmartCity) mà TP.HCM đang xúc tiến xây dựng.

3 giải pháp mới về MEMS

Tại IWMS 2018, GS. Jun Fujimoto (viện Khoa học và Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản- AIST) trình bày giải pháp “Ứng dụng mạng cảm biến không dây” tại các của hàng tiện dụng của Nhật Bản. Giải pháp này có các chức năng: điều chỉnh công suất chiếu sáng, điều chỉnh công suất hệ thống làm lạnh để tiết kiệm năng lượng. GS. Jun Fujimoto cho biết, qua thử nghiệm tại nhiều cửa hàng tiện ích tại Nhật Bản, hệ thống cảm biến không dây sẽ tiết kiệm 10% điện năng tiêu thụ. GS. Fujimoto nói thêm: “Thay vì đầu tư các nhà máy điện, Việt Nam nên đầu tư hệ thống IoT cảm biến không dây để tiết giảm 10% điện năng tiêu thụ, đồng thời giảm chi phí xử lý CO2”.

Đồng hồ nước, nhìn tưởng đơn giản nhưng nhờ cảm biến MEMS mà trở nên có giá trị. Đây là sản phẩm của GS. Jordi Carrabina đến từ ĐH Barcelona (Tây Ban Nha).

TS. Takayuki Ishuzuka (công ty giải pháp công nghệ kỹ thuật Tokyo, Nhật Bản) đưa ra giải pháp “Cảm biến kiểm soát hệ thống cơ sở hạ tầng”. Tại Nhật Bản, theo TS. Ishizuka, hệ thống quan trắc hạ tầng giao thông như: cầu, đường bằng cảm biến được sử dụng cho nhiều công trình hạ tầng quan trọng. Cảm biến được sử dụng trong hệ thống quan trắc gồm có: đo độ biến dạng, gia tốc, đo độ nghiêng, nhiệt độ, đo lượng mưa…

“Từ hệ thống quan trắc, các doanh nghiệp sẽ có được các thông tin kịp thời và đầy đủ để có kế hoạch bảo dưỡng nhanh và chính xác từng lỗi nhỏ của công trình. Hệ thống quan trắc bằng cảm biến sẽ giúp công trình tăng tuổi thọ và giảm chi phí bảo dưỡng”, TS. Takayuki Ishuzuka nhận xét.

GS. Jordi Carrabina đến từ ĐH Barcelona (Tây Ban Nha) chia sẻ với hội nghị về giải pháp “Cảm biến từ sử dụng trong đồng hồ đo nước”. Theo GS. Jordi Carrabina, khi lắp cảm biến này vào đồng hồ nước, không cần sử dụng nhân công đến từng nhà đo trực tiếp chỉ số nước mà trên phần mềm quản lý hệ thống đồng hồ đo nước của mỗi hộ dân, chỉ số nước sẽ hiển thị nhờ giải pháp truyền dữ liệu online.

Nhà khoa học nước ngoài tìm hiểu công nghệ Việt của công ty TCCheck.vn tại sự kiệnIWMS 2018

Cử người đi học công nghệ

Theo ông Thành, SHTP Labs sẽ cử chuyên viên sang Nhật Bản và Tây Ban Nha để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, sau đó tiến hành sản xuất ba loại cảm biến trên tại SHTP Labs để đáp ứng các dự án về SmartCity của TP.HCM. SHTP Labs chi trả phí đào tạo nhưng chưa có số cụ thể.

“Sau khi được chuyển giao công nghệ, giá thành sản xuất các loại cảm biến trên tại SHTP Labs chỉ bằng 2/3 so với giá nhập ngoại”, ông Thành cho biết.

Sau hội nghị quốc tế về MEMS năm 2017, SHTP Labs cũng đã tiếp nhận công nghệ sản xuất cảm biến áp suất của các chuyên gia Nhật Bản dùng để đo mực nước tại các điểm ngập. Đến nay, cảm biến này đã được lắp đặt tại 30 điểm thường xuyên xảy ra ngập lụt của TP.HCM. Ông Thành cho biết thêm, vừa rồi trung tâm chống ngập TP.HCM vừa đặt hàng cho SHTP Labs chế tạo 5 bộ cảm biến áp suất. Ngoài khả năng đo mực nước, bộ cảm biến này còn đo được lượng nước mưa, độ ẩm, hướng gió… 5 bộ cảm biến này sẽ được đặt tại 4 điểm trên đường phố và 1 điểm tại sông để đo mực triều cường.

Bài và ảnh: Hoàng Triều
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Chơi với nhiều bạn”, cơ hội được chuyển giao công nghệ nhiều hơn