Chiều 5.5, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh rằng Chính phủ kiên quyết, kiên trì và tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình hành động phòng chống tham nhũng (PCTN) đã đề ra với phương châm “nói đi đôi với làm và làm thực chất từ những việc nhỏ nhất”.

Chống tham nhũng, lạm quyền: Chính phủ nói phải đi đôi với làm

Trí Lâm | 06/05/2016, 04:37

Chiều 5.5, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh rằng Chính phủ kiên quyết, kiên trì và tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình hành động phòng chống tham nhũng (PCTN) đã đề ra với phương châm “nói đi đôi với làm và làm thực chất từ những việc nhỏ nhất”.

Tăng cường phát hiện xử lý tham nhũng

Ông Mai Tiến Dũng cho hay, Chính phủ đã thống nhất mục tiêu xây dựng Chính phủ trong sạch, liêm chính, nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nói đi đôi với làm.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ dẫn chứng, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị tăng cường công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Trong năm 2016, Chính phủ sẽ rà soát, đôn đốc việc thực hiện, tập trung hoàn thành các nhiệm vụ về PCTN giai đoạn 2012 - 2016 đã được đề ra trong Chương trình hành động của Chính phủ.

Trong đó,tập trung vào các giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách PCTN và quản lý kinh tế - xã hội, nhất là tăng cường công khai, minh bạch; chú trọng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng thực thi công vụ, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng; tăng cường phát hiện, xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng, kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng…

Ngoài ra, mở rộng việc tiếp nhận thông tin, khuyến khích phát hiện tham nhũng, bảo vệ người tố cáo đồng thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng vu khống; làm tốt công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật PCTN để trình Quốc hội sửa đổi toàn diện Luật PCTN.

Chính phủ cũng như từng thành viên Chính phủ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động một cách thường xuyên, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, khắc phục những hạn chế, yếu kém, xử lý nghiêm vi phạm.

Một số công chức lạm quyềngây bức xúc

Trả lời báo chí về những vụ án gây bức xúc trong dư luận gần đây như vụ quán cà phê Xin chào tại TP.HCM, vụ bắt giam bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc tại Đồng Nai…, ông Mai Tiến Dũng cho rằng, những vụ việc gây bức xúc xảy ra thời gian vừa qua cho thấy, có một số cán bộ, công chức đã lạm quyền khi thực thi công vụ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

“Điều đó cũng cho thấy tình trạng một số cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn khi thi hành nhiệm vụ nhưng thoái hoá biến chất, tiêu cực hoặc hạn chế về trình độ, năng lực, xử lý công việc thiếu trách nhiệm, tùy tiện, vô nguyên tắc”, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Theo đó, vị đại diện phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh rằng, quan điểm của Chính phủ là không hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự, hành chính; kiên quyết xử lý những người vi phạm, không né tránh, không bao che.

Với tinh thần đó, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện ngay một số việc trọng tâm như: Giáo dục cán bộ, công chức thượng tôn pháp luật, nâng cao chất lượng thực thi công vụ và tinh thần phục vụ; rà soát các chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực, nhất là những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực thi công vụ, việc chấp hành pháp luật, quy tắc ứng xử và quy tắc, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, của báo chí và nhân dân…

Xóa bỏ cơ chế xin -cho

Theo ông Mai Tiến Dũng, Chính phủ sẽ chuyển mạnh từ phương thức quản lý hành chính sang chính phủ phục vụ hướng tới doanh nghiệp và người dân. Thước đochính là sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân.

“Chính phủ sẽ phân định rõ chức năng quản lý với thị trường. Những nội dung nào, việc nào mà thị trường làm tốt thì phải dành cho thị trường làm. Chính phủhướng tới dần xóa bỏ cơ chế xin cho. Chính phủ sẽ quyết tâm thực hiện điều này",ông Mai Tiến Dũng nói.

Tại phiên họp này, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI đôn đốc, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp vừa qua và báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là phiên họp đầu tiên của Chính phủ sau khi được kiện toàn có 21 thành viên Chính phủ mới. Mặc dù có rất nhiều khó khăn thách thức nhưng không điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2016, trong đó phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 6,7%, kiểm soát tốt lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chống tham nhũng, lạm quyền: Chính phủ nói phải đi đôi với làm