Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, tổ chức vào chiều 5.5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã đưa ra 6 giải pháp của Chính phủ để ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng đã đề ra (6,7%).

6 giải pháp của Chính phủ chống BĐKH và đạt mục tiêu tăng trưởng

Trí Lâm | 05/05/2016, 20:42

Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, tổ chức vào chiều 5.5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã đưa ra 6 giải pháp của Chính phủ để ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng đã đề ra (6,7%).

Kiên quyết không điều chỉnh mục tiêu

Chính phủ nhận định tình hình kinh tế - xã hội trong 4 tháng đầu năm vẫn giữđược ổn định vĩ mô, nhưng tình hình tăng trưởng có giảm so với cùng kỳ năm trước, nông nghiệp quý I tăng trưởng âm 1,23%, lạm phát 4 tháng đã tăng 1,33%. Cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu gây thiệt hại nặng.

Tuy vậy, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng, Chính phủkiên quyếtkhông điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu, phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 6,7%, kiểm soát tốt lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

"Mục tiêu của Chính phủ là vừa bảo đảm được ổn định vĩ mô nhưng vẫn bảo đảm tốc độ tăng trưởng, hai mục tiêu này rất quan trọng",Thủ tướng nói.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ đưa ra 6 giải pháp để ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Thứ nhất là triển khai đồng bộ, quyết liệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Kế hoạch năm 2016, Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành năm 2016.

Trong đó, tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Thực hiện nghiêm Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); kiên quyết xóa bỏ các giấy phép về điều kiện kinh doanh (giấy phép con) không cần thiết.

Thứ ba, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất hàng xuất khẩu. Thúc đẩy tiêu dùng trong nước; mở rộng mạng lưới tiêu thụ và phân phối sản phẩm, giảm bớt các khâu trung gian. Nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng phát triển du lịch.

Thứ tư, thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Chủ động khai thác các cơ hội, thuận lợi, hạn chế những tác động bất lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định TPP, Việt Nam - EU,...

Thứ năm,đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các nguồn vốn đầu tư; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội dưới các hình thức hợp tác công tư (PPP) phù hợp.

Thứ sáu, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, sử dụng các chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi. Đồng thời, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vùng sản xuất và cung ứng thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Sớm ban hành chỉ thị về an toàn thực phẩm

Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, Chính phủ xác định đây tiếp tục là một trọng tâm ưu tiên của Chính phủ. Ngay trong năm 2016 phải tạo chuyển biến rõ nét trong quản lý nhập khẩu, sản xuất, sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y và xử lý dứt điểm việc sử dụng salbutamol, vàng ô, kháng sinh trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm chức năng. Chấn chỉnh việc chấp hành quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh phụ gia bảo quản, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, các điểm giết mổ tập trung.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các vi phạm và hành vi thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án điểm.

Đề cao trách nhiệm của các cấp các ngành, nhất là của chính quyền địa phương và người đứng đầu. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.

Có biện pháp mạnh, kiên quyết, toàn diện với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân; đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về bảo đảm an toàn thực phẩm; công khai thông tin và việc xử lý đối với cơ sở vi phạm, biểu dương kịp thời các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thực phẩm an toàn.

Thủ tướng Chính phủ sẽ sớm ban hành Chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
6 giải pháp của Chính phủ chống BĐKH và đạt mục tiêu tăng trưởng