Sở GT-VT TP.Cần Thơ đã có công văn hỏa tốc, mời đại diện bộ, ban ngành và 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp về họp “khẩn” vào sáng 23.5, bàn chuyện trạm thu phí BOT T2 trên quốc lộ 91.

Chủ đầu tư nói gì khi trạm BOT T2 bị chất vấn đặt sai chỗ?

Khang Duy | 23/05/2019, 14:01

Sở GT-VT TP.Cần Thơ đã có công văn hỏa tốc, mời đại diện bộ, ban ngành và 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp về họp “khẩn” vào sáng 23.5, bàn chuyện trạm thu phí BOT T2 trên quốc lộ 91.

Nội dung cuộc họp để nghe báo cáo tình hình mất an ninh trật tự tại trạm BOT T2 mấy ngày qua, và bàn về công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông tại trạm này. Những ngày qua,các tài xế đã đậu xe chiếm làn, không mua vé vì cho rằng trạm này đặt sai chỗ. Đây là trạm thu phí thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 đoạn KM14+000 đến KM50+889 theo hình thức hợp đồng BOT…

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 có tổng mức đầu tư 1.588 tỉ đồng. Sau khi được nâng cấp, toàn tuyến có chiều dài khoảng 28km, gồm 2 làn xe cơ giới, bề rộng mặt đường 11m. Trên địa bàn TP.Cần Thơcó 2 trạm thu phí T1 (thuộc Q.Ô Môn) và T2 (Q.Thốt Nốt) đặt trên tuyến này.

Nhưng trạm T2 thay vì đặt trước ngã ba Lộ Tẻ, thì cuối cùng Bộ GTVT lại cho phép đặt sau ngã ba - cách địa phận An Giang chỉ vài trăm mét. Do đó, xe từ An Giang muốn rẽ qua ngã ba Lộ Tẻ về Kiên Giang cũng phải đóng phí. Và giờ, từ Đồng Tháp, qua cầu Vàm Cống rẽ về An Giang, chỉ đi vài trăm mét cũng đóng phí cho trạm T2, và ngược lại.

Do đó, sau khi Công ty cổ phầnĐầu tư quốc lộ 91 - chủ đầu tư, tiến hành thu phí cho đến nay, nhiều tài xế cùng người dân, chính quyền tỉnh An Giang đã phản đối trong thời gian dài và yêu cầu dời trạm T2 về đúng vị trí, khẳng định đặt trạm như vậy là sai.

Một tài xế ở An Giangcho rằng: “Ở An Giang, trạm T2 đặt như vậy là bất hợp lý, bởi nhiều xe đi từ An Giang lên hướng Cần Thơ, chỉ sử dụng vài trăm mét quốc lộ 91 rồi rẽ sang quốc lộ 80 đi Kiên Giang hay lên cầu Vàm Cống thì phải trả phí cho toàn tuyến!”, anh này nhận định.

Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở GT-VT An Giang, cung cấp thông tin sau cuộc họp- Ảnh: Tô Văn

Trưa 23.5, thông tin với báo chí sau cuộc họp, ông Nguyễn Việt Trí - Giám đốc Sở GTVT tỉnh An Giangcho biết: “Chúng tôi giải thích rằng việc xử lý để tạo đồng thuận, phải xem xét lại. Với nhìn nhận như thế thì chúng tôi đề xuất 1 giải pháp đơn giản là những xe từ Kiên Giang hoặc từ cầu Vàm Cống rẽ xuống về An Giang thì họ sẽ phát cho 1 thẻ, khi tới trạm T2 thì họ sẽ trả cái thẻ đó và họ mua vé với số tiền 2.000 đồng để qua trạm tương đương với 300m đường (thay vì trả cho toàn tuyến).

Còn những xe từ hướng An Giang đi về hướng cầu Vàm Cống, thì có 2 phương án: khi quatrạm, có thể phát cho họ cái vé 2.000 đồng. Nếu xe sau đó rẽ đi Kiên Giang và cầu Vàm Cống thì đi tự do. Còn xe về Cần Thơ thì xuống tới trạm BOT T1 Cần Thơ, họ mua thêm 1 vé 33.000 đồng, tổng cộng họ mất phí 35.000 đồng! Đó là phương án 1.

Còn phương án 2, nếu nhà đầu tư sợ thất thu thì có thể bán cho cánh tài xế 35.000 đồng ở trạm T2 nhưng phải tổ chức lại khi cánh tài xế không về Cần Thơ mà rẽ về Kiên Giang hoặc lên cầu Vàm Cống thì phải trả lại cho cánh tài xế 33.000 đồng (tức chỉ đi vài trăm mét quốc lộ 91). Chúng tôi đề xuất như thế”.

Theo ông Trí, phía An Giang, Q.Thốt Nốt (Cần Thơ), Công an TP.Cần Thơ… ủng hộ những giải pháp mới, chứ không theo hướng miễn giảm như cũ. Còn Sở GTVT TP.Cần Thơ đề xuất rằngTổng cục Đường bộ cần nhanh chóng báo cáo với lãnh đạo Bộ để xin hướng xử lý, giải quyết. Cũng theo ông Trí, xử lý phương án dời trạm là không khả thi, tất cả các thành phần dự họp đều đồng thuận bởi việc dời trạm rất tốn kém, không cần thiết, nếu có giải pháp xử lý tốt.

Ông Nguyễn Văn Khang trìnhbày về trạm BOT T2- Ảnh: CTV

Về phía chủ đầu tư,ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phầnĐầu tư quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang, cũng đã có ý kiến chính thức về trạm T2:

“Riêng trạm T2, chúng tôi đã giảm phí cho khoảng 16.000 xe thuộc địa bàn An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ... khi họ phản ánh về vị trí đặt trạm không hợp lý. Sắp tới, nếu Đồng Tháp có ý kiến, chúng tôi cũng sẽ miễn giảm theo tiêu chí của Bộ GTVT và danh sách đề xuất của địa phương, để tránh bất công cho các hộ gần với trạm thu.

Về vị trí đặt trạm, nhà đầu tư không quyết định được! Với mộtdự án đầu tư, phải được Bộ GTVT phê duyệt, và cơ quan tư vấn, chính quyền địa phương… đề xuất và đồng ý vị trí… chúng tôi mới thực hiện. Ngay cả giá vé, thời gian thu, chúng tôi cũng không thể quyết định, mà phải tuân thủ theo quy định chung của Bộ Tài chính, Bộ GTVT…

Trạm T2 đã thu phí từ tháng 4.2016, nên tạm gọi đó là câu chuyện đã cũ. Và ngày 19.5, cầu Vàm Cống khánh thành, và đây là câu chuyện mới. Khi phà Vàm Cống không còn, số xe trước đây đi bằng phà, rồi rẽ thẳng vào trung tâm An Giang, lên Châu Đốc… không qua trạm T2, nay đi cầu Vàm Cống tức phải qua trạm, đóng phí nên bức xúc.

Nhưng cũng thông cảm, có cái nhìn đầy đủ giúp chúng tôi: nhiều xe từ hướng Đồng Tháp qua, rẽ về Cần Thơ hay đi Kiên Giang, trước đi bằng phà thì phải qua trạm T2, phải đóng phí. Còn giờ có cầu, họ xuống dốc, chạy thẳng về Q.Thốt Nốt, về tận trung tâm Q.Ô Môn, sang Rạch Giá, có tốn đồng nào phí đâu, vì trạm đặt phía bên kia ngã ba.

Và tới đây, khi An Giang hoàn thành tuyến tránh TP.Long Xuyên, thì xe cộ qua phà Vàm Cống, theo hướng đó về An Giang cũng không qua trạm T2. Phương án hoàn vốn đầu tư của chúng tôi lại gặp khó!

Trước mắt, khi phát sinh “cái mới” là cầu Vàm Cống, không thể có sự công bằng tuyệt đối! Nhưng dư luận lên tiếng, tôi mong Bộ GTVT, chính quyền địa phương ngồi lại, bàn giải pháp tốt nhất, tạo sự đồng thuận của người dân, và chúng tôi sẽ chấp hành theo”.

Nhóm PV
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ đầu tư nói gì khi trạm BOT T2 bị chất vấn đặt sai chỗ?