Nói chúng tôi nhập linh kiện Trung Quốc về rồi gắn mác hàng Việt Nam thực sự là rất oan uổng. Chúng tôi có hơn 2.000 công nhân, trong đó hơn 600 người lắp ráp. Chẳng nhẽ chúng tôi trả lương cho từng đấy con người chỉ để họ bóc tem và dán nhãn?", ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Asanzo nói.

Chủ tịch Asanzo chia sẻ về khủng hoảng của doanh nghiệp

15/08/2019, 21:29

Nói chúng tôi nhập linh kiện Trung Quốc về rồi gắn mác hàng Việt Nam thực sự là rất oan uổng. Chúng tôi có hơn 2.000 công nhân, trong đó hơn 600 người lắp ráp. Chẳng nhẽ chúng tôi trả lương cho từng đấy con người chỉ để họ bóc tem và dán nhãn?", ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Asanzo nói.

Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam - Ảnh: LT

Ngày 15.8, tại cuộc trao đổi với chủ đề "Hàng Việt Nam nhìn từ Asanzo" do CLB Cà phê Số tổ chức, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Asanzo đã chia sẻ về quá trình hình thành công ty và những lùm xùm thời gian vừa qua.

Buổi tọa đàm này có sự tham gia của đại diện Asanzo, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và nhiều nhà báo, luật sư. Tuy nhiên, không có sự tham gia của báo Tuổi Trẻ TP.HCM.

Theo ông Phạm Văn Tam, nhờ việc đi buôn hàng điện tử mà ông có được kinh nghiệm tạo ra các sản phẩm của Asanzo hôm nay chứ không phải dựa vào bề thế gia đình. "Các sản phẩm đầu tiên của Asanzo đều nhờ những chuyến đi buôn, nhờ những lần tôi cung cấp hàng điện tử cho các vùng miền Tây. Ví dụ: Ở miền sông nước Tây Nam bộ, điện vẫn chưa phủ sóng hết và nhiều thiết bị chạy bằng ắc quy. Asanzo có riêng dòng tivi chạy bình ắc quy với màu chủ đạo là đỏ, vàng cho bà con khu vực này.

Ở miền Trung nắng gió, sản phẩm có đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ bo mạch không bị ăn mòn và có màu đen, đúng theo tính cách đơn giản của người dân. Đối với người miền Bắc có nhu cầu chuộng thương hiệu ngoại sang trọng tivi của hãng lại có hình thức hơi giống nước ngoài và có màu đen", CEO Asanzo nói.

Ông Tam cho rằng, toàn bộ bo mạch của tivi Asanzo không hề giống với bất kỳ hãng tivi nào trên thế giới bởi công ty phải thiết kế lại để phù hợp với nguồn điện đặc thù tại từng khu vực. Cũng theo ông Tam, đến giai đoạn smart tivi ra đời, Asanzo tiếp tục thiết kế lại toàn bộ giao diện của loại tivi này để cắt giảm chi phí sản xuất, từ đó giúp người tiêu dùng có điều kiện kinh tế thấp vẫn có thể sử dụng được smart tivi.

"Nói chúng tôi nhập linh kiện Trung Quốc về rồi gắn mác hàng Việt Nam thực sự là rất oan uổng. Chúng tôi có hơn 2.000 công nhân, trong đó hơn 600 người lắp ráp. Chẳng nhẽ chúng tôi trả lương cho từng đấy con người chỉ để họ bóc tem và dán nhãn?", Chủ tịch Asanzo nói.

Ông Phạm Văn Tam cũng cho rằng những thông tin đăng trên báo Tuổi Trẻ là những cáo buộc sai sự thật và điều này đang khiến Asanzo tổn thất nặng nề. Theo ông Tam, các thông tin mà báo Tuổi Trẻ đưa ra như giả xuất xứ hàng điện gia dụng và mô tả quá trình sản xuất tivi của Asanzo chỉ là lắp ráp đơn giản 4 khối linh kiện nhập về từ Trung Quốc rồi dán nhãn xuất xứ Việt Nam khiến người tiêu dùng hiểu nhầm.

Chủ tịch Tập đoàn Asanzo cũng khẳng định ngoài một số mặt hàng điện gia dụng đặt hàng đối tác nhập khẩu, Asanzo vẫn sản xuất một số mặt hàng khác và ghi xuất xứ Việt Nam cho các mặt hàng tự sản xuất. Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, công ty vẫn để nhãn xuất xứ Trung Quốc.

"Theo quy định về việc ghi nhãn hàng hoá, (bắt buộc) Asanzo phải ghi xuất xứ Việt Nam cho tất cả các hàng hoá lắp ráp hoàn chỉnh tại Việt Nam dù linh kiện nhập về từ nhiều nước khác nhau, miễn sao là sản phẩm hoàn chỉnh tại Việt Nam", ông Phạm Văn Tam giải thích thêm và khẳng định "Không có chuyện chúng tôi lừa dối người tiêu dùng khi ghi xuất xứ Việt Nam cho mặt hàng tivi".

Trả lời câu hỏi vì sao phải bóc tem, Asanzo khẳng định trong quy trình lắp ráp không có việc bóc tem. “Chúng tôi đã làm việc với VCCI về tem, họ tưởng rằng con tem thể hiện ngoài tivi nhưng đây là linh kiện trong tivi. VCCI công nhận điều này. Trên thực tế pháp luật cũng không quy định con tem linh kiện. Nếu có ông nào muốn bóc tem thì pháp luật không coi điều này là sai. Còn video của báo Tuổi Trẻ có bóc tem thì người bóc tem là người của báo Tuổi Trẻ. Tuổi Trẻ chưa có video nào cho thấy người của Asanzo bóc tem”.

Bà Vũ Kim Hạnh cho biết báo Tuổi Trẻ không phân biệt được 2 giai đoạn, 2 vấn đề: 1 là cấp danh hiệu đó và sử dụng danh hiệu đó. “Chúng tôi có 2 quy chế khác nhau: cấp và sử dụng. Chúng tôi ghi tước quyền sử dụng danh hiệu này cho đến khi ra thông cáo mới và Tuổi Trẻ phải biết rằng cái thời hiệu của danh hiệu này chỉ có giá trị trong 1 năm. Tuổi Trẻ đăng thì lại đăng tựa tước danh hiệu là sai. Hiện nay toàn bộ hồ sơ người tiêu dùng bình chọn, có địa chỉ từng người chúng tôi vẫn lưu”, bà Hạnh nói.

Thậm chí, theo bà Hạnh, ti vi là ngành điện tử, chứ nồi cơm điện không là hàng điện tử. Anh Tam chỉ làm tivi, người tiêu dùng chỉ bình chọn tivi, báo Tuổi Trẻ quơ cả nồi cơm điện, bình điện gì đó vào trong điện tử theo phân ngành hoàn toàn không đúng.

Bà Hạnh cũng cho rằng không có chuyện mua bán danh hiệu và ông Tam không sử dụng logo Hàng Việt Nam chất lượng cao trên bất kỳ sản phẩm nào. “Tôi xin được nói rõ là cấp danh hiệu không có gì sai. Chúng tôi tước quyền sử dụng trong khi điều tra thực tế để nếu không vấn đề gì thì chúng tôi lại cấp lại”, bà Hạnh nói.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong 'kỷ nguyên vươn mình'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Theo các chuyên gia, đối với an ninh phi truyền thống (ANPTT), một sự cố nhỏ nếu không được xử lý kịp thời có thể bùng phát, trở thành vấn đề nghiêm trọng đe dọa an ninh quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Asanzo chia sẻ về khủng hoảng của doanh nghiệp